Rối loạn nhịp tim có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng bơm máu của tim, dẫn đến khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, thậm chí ngất xỉu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: Rung nhĩ: Chiếm khoảng 30% trong các trường hợp loạn nhịp tim.
Nguyên nhân rối loạn nhịp tim
Lão hóa và bệnh tim
Có một vài nguyên nhân rối loạn nhịp tim. Nguyên nhân thứ nhất là “lão hóa” vì rối loạn nhịp tim sẽ tăng lên sau tuổi 60. Nói cách khác, rối loạn nhịp tim có thể xảy ra với bất cứ ai. Ngoài ra, nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến việc phát sinh rối loạn nhịp tim là bệnh tim. Những người đã từng mắc bệnh về tim như nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim, chứng liệt tim, chứng hở van tim cần đặc biệt chú ý hơn bởi những ảnh hưởng xấu mà nó mang lại như:
Xảy ra nhồi máu cơ tim do nghẽn hoặc hẹp động mạch vành.
Bệnh cơ tim gây ra các bất thường ở cơ tim, làm giảm chức năng tim.
Chứng liệt tim làm giảm chức năng bơm máu lên tim.
Chứng hở van tim gây khó khăn cho van tim, phát sinh bất thường ở chức năng vận chuyển máu.
Nguyên nhân ngoài bệnh tim
Ngoài bệnh tim, bệnh có nguy cơ đặc biệt cao là “Cao huyết áp”. Khi huyết áp tăng thì gánh nặng cho tim sẽ tăng lên, tim to lên dẫn đến phì đại cơ tim và dễ gây ra rối loạn nhịp tim. Thêm vào đó, các bệnh nghiêm trọng về phổi như COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) hoặc bệnh tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, bởi vì một số thuốc hạ huyết áp và thuốc chống trầm cảm có chứa các thành phần gây ảnh hưởng đến thần kinh tự chủ và việc tạo ra điện trong tim nên cũng có trường hợp thuốc bạn đang dùng gây ra rối loạn nhịp tim. Hơn nữa, thuốc điều trị nhịp tim nhanh quá hiệu quả so với thuốc chống rối loạn nhịp tim, dẫn đến làm chậm nhịp đập vượt quá mức cần thiết, dẫn đến tình trạng nhịp tim chậm.
Lối sống cũng có thể là nguyên nhân của rối loạn nhịp tim. Căng thẳng, thiếu ngủ, lao lực, hút thuốc, uống quá nhiều rượu và cà phê,...làm kích thích thần kinh giao cảm, gây ra sự khác thường trong việc tạo điện và rối loạn mạch đập. Ngoài ra, những người béo phì cũng được xem là người có nhiều nguy cơ rối loạn nhịp tim.
Tự kiểm tra rối loạn nhịp tim
Phương pháp kiểm tra rối loạn nhịp tim
Bạn có thể tự kiểm tra xem mình có bị rối loạn nhịp tim hay không bằng cách chạm vào phần cổ tay ở phía ngón cái bằng phần bụng của ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út. Sau đó, thử bắt mạch trong 10 giây, nếu bạn cảm thấy có một chút bất thường thì hãy thử giữ thêm 10 giây nữa. Nếu bạn cảm thấy nhịp không đều thì có khả năng bạn bị rối loạn nhịp tim. Thông thường co bóp tim có nhịp nhất định, khoảng 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Mặc dù thử bắt mạch và bạn cảm thấy rằng đó có thể là rối loạn nhịp tim, tuy nhiên, thường thì không có vấn đề gì cả nếu mạch đó là “ngoại tâm thu” .
Cách phòng ngừa và kiểm soát rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim có thể phòng ngừa và kiểm soát được khi có lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng lý tưởng. Loại bỏ thói quen xấu như thức khuya, sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá. Ăn các nhóm thực phẩm tốt cho tim như trái cây, rau, ngũ cốc, cá… Đặc biệt, chế độ ăn cần ít muối, chất béo bão hòa và thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn. Kiểm soát huyết áp, lượng cholesterol trong cơ thể. Và quan trọng là nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát tim mạch 6 tháng, 1 năm/1 lần để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn.
Thời điểm thích hợp để đo nhịp tim là khi nào?
Thời điểm thích hợp để đo nhịp tim trong một ngày là khi mới ngủ dậy vào buổi sáng hoặc khi đi ngủ vào buổi tối bởi vì đây là trạg thái nghỉ ngơi nhiều nhất.
Khi nào nên đi khám do rối loạn nhịp tim
Chỉ vì nhịp đập không ổn định không có nghĩa là bạn nên ngay lập tức đến khám tại các cơ sở y tế. Bởi vì dù cho có rối loạn nhịp tim thì đó hầu như là ngoại tâm thu và điều đó không phải là vấn đề. Tuy nhiên, những người bị rối loạn mạch đập, hơn nữa còn bị hoa mắt, uể oải, bồn chồn, khó thở, choáng, tức ngực hoặc khó chịu thì nhất định phải đi kiểm tra sức khỏe. Ngoài ra, những người bị rối loạn nhịp tim và đang cảm thấy lo lắng, bất an thì chúng tôi khuyên bạn nên đến khám tại Khoa tim mạch một lần. Dù bạn là người khỏe mạnh đi chăng nữa thì việc đo nhịp tim của mình lúc bình thường và biết mạch của mình là mạch như thế nào cũng là một điều quan trọng.