Phụ Nữ Sức Khỏe

4 yếu tố khiến người đã tiêm vắc xin vẫn có thể mắc Covid-19, nên biết để phòng tránh

Dù đã tiêm đủ liều vắc xin, vẫn có những trường hợp bị nhiễm bệnh. Nguyên nhân do đâu?

Các trường hợp nhiễm bệnh dù đã được tiêm chủng đầy đủ

Hai tuần sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19, tác dụng bảo vệ của việc tiêm chủng sẽ đạt mức cao nhất. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp sau thời điểm này vẫn bị nhiễm bệnh.

Nghiên cứu về triệu chứng Covid-19 cho thấy, 5 triệu chứng phổ biến nhất ở những ca bệnh đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin là nhức đầu, chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng và mất khứu giác. Đối với người chưa tiêm chủng, 3 trong số các triệu chứng phổ biến nhất cũng là nhức đầu, đau họng, chảy nước mũi.

Ngoài ra, hai triệu chứng phổ biến khác ở người chưa được tiêm chủng là sốt và ho dai dẳng. Tuy nhiên, hai biểu hiện này trở nên ít phổ biến hơn ở nhóm đã được tiêm chủng.

Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng, người mắc Covid-19 sau khi tiêm chủng có nguy cơ bị sốt thấp hơn 58% so với những người không được tiêm. Người mắc bệnh khi tiêm đủ vắc xin có thể bị cảm thấy lạnh.

Những người được tiêm chủng cũng ít có khả năng nhập viện hơn nếu họ mắc Covid-19. Nhóm này cũng có ít triệu chứng hơn trong giai đoạn đầu của bệnh và có ít khả năng mắc Covid-19 kéo dài.

4 yếu tố khiến người đã tiêm đủ vắc xin vẫn có thể mắc Covid-19

Tại Anh, nghiên cứu phát hiện ra rằng 0,2% dân số bị nhiễm bệnh dù đã tiêm chủng đầy đủ (tương đương với việc cứ 500 người thì có 1 người bị bệnh). Tuy nhiên, không phải ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Có 4 yếu tố khiến những người được tiêm chủng đầy đủ có thể vẫn mắc Covid-19.

Phụ thuộc vào loại vắc xin mà bạn tiêm

Không có loại vắc xin nào có tác dụng bảo vệ cơ thể lên tới 100%. Mỗi loại vắc xin có mức độ giảm rủi ro tương đối.

Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, vắc xin Morderna làm giảm 94% nguy cơ phát triển Covid-19 có triệu chứng; trong khi đó vắc xin Pfizer giúp giảm 95% nguy cơ này.Vắc xin của AstraZeneca và Johnson & Johnson hoạt động kém hơn, với tỷ lệ tương ứng là 70% và 66%. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ của vắc xin AstraZeneca tăng lên 81% nếu khoảng cách giữa các liều dài hơn.

Thời gian kể từ khi tiêm chủng

Khoảng thời gian kể từ khi được tiêm chủng đầy đủ cũng rất quan trọng. Đây là lý do hiện nay thế giới vẫn đang tranh luận về việc tiêm mũi vắc xin tăng cường.

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy khả năng bảo vệ của vắc xin Pfizer sẽ giảm dần theo thời gian, trong vòng 6 tháng sau khi tiêm chủng. Điều này có thể thấy ở Israel, quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, còn quá sớm để biết điều gì sẽ xảy ra với hiệu quả của vắc xin sau 6 tháng đối với loại vắc xin 3 liều nhưng khả năng tác dụng bảo vệ của vắc xin sẽ giảm nữa.

Các biến thể của SARS-CoV-2

Một yếu tố quan trọng khác khiến vắc xin có thể giảm tác dụng là các biến thể mới của virus xuất hiện. Với biến thể Alpha, dữ liệu từ Y tế Công cộng Anh cho thấy hai liều vaccine Pfizer có tính bảo vệ kém hơn một chút, giúp giảm 93% nguy cơ mắc các triệu chứng Covid-19. Trong khi đó, với biến thể Delta, mức độ bảo vệ giảm xuống còn 88%.

Vắc xin của AstraZeneca cũng bị ảnh hưởng như vậy.

Nghiên cứu về triệu chứng Covid-19 cho thấy, trong 2-4 tuần sau khi tiêm liều thứ 2 của vắc xin Pfizer, khả năng mắc Covid-19 giảm 87% nếu bạn phải đối mặt với biến thể Delta. Sau 4-5 tháng, con số này giảm xuống còn 77%.

Hệ miễn dịch của mỗi cá nhân

Nguy cơ mắc bệnh còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch của mỗi cá nhân và các yếu tố cụ thể khác như mức độ tiếp xúc của với virus.

Khi tuổi tác tăng dần, khả năng miễn dịch thường giảm xuống. Do đó, mức độ bảo vệ của vắc xin đối với những người lớn tuổi hoặc người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại có thể thấp hơn hoặc khả năng bảo vệ của họ có thể suy yếu nhanh hơn.

Một điều quan trọng mà bạn cần phải nhớ là tiêm vắc xin giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc Covid-19. Dù mắc bệnh, vắc xin cũng giúp giảm tỷ lệ nhập viện và không qua khỏi.

Hơn hết, dù đã được tiêm đủ 2 liều vắc xin ngừa Covid-19, chúng ta vẫn cần thực hiện đầy đủ các nguyên tắc phòng dịch.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 giữa nam và nữ khác nhau như thế nào?

Theo các chuyên gia cho biết phụ nữ thường có tác dụng phụ sau tiêm vắc xin Covid -19 nhiều...

Một số căn bệnh thường gặp khi mưa bão, và cách phòng tránh hiệu quả tại nhà bạn cần biết

Khi trời mưa, nước ngập là thời điểm tạo điều kiện để các vi khuẩn sinh sản và lây lan,...

2 nhóm đối tượng tuyệt đối không nên tiêm vắc xin Sinopharm

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, vắc xin Covid-19 bất hoạt của Sinopharm có hiệu lực bảo vệ trước...

Hội chứng "sương mù não" liên quan tới bệnh nhân Covid -19 nguy hiểm như thế nào?

Bệnh nhân khi nhiễm Covid-19 có thể mắc ho sốt, khó thở... và hội chứng sương mù não - một...

Hiệu quả của 6 loại vắc xin ngừa Covid-19

Các nhà nghiên cứu nhận thấy tiêm vắc xin Covid-19 loại nào cũng giúp tăng khả năng bảo vệ cơ...

3 dấu hiệu trên bàn tay cho thấy lượng đường trong máu đã cao vượt mức, khuyến cáo ăn 4...

Các dấu hiệu đường huyết tăng thường bị nhầm lẫn với bệnh vặt nên rất dễ bị bỏ qua, từ...

Những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể có sức đề kháng yếu, dễ bị vi khuẩn virus tấn công, bạn...

Khi cơ thể bạn đang có những dấu hiệu này chứng tỏ hệ miễn dịch đang bị suy yếu, bạn...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

17 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

21 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 17 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 17 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 17 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 2 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình