Phụ Nữ Sức Khỏe

Bỏ đo huyết áp khi tiêm vaccine Covid -19: Những đối tượng vẫn cần sàng lọc kỹ lưỡng

Theo quy định mới của Bộ y tế, người tiêm vaccine Covid-19 không cần phải đo huyết áp, nhưng với người có bệnh lý nền vẫn nên sàng lọc kỹ càng.

Mới đây, theo Quyết định 4355 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời sàng lọc trước tiêm chủng vaccine Covid-19 có hiệu lực từ ngày 10/9, việc đo huyết áp thay vì áp dụng tất cả người tiêm mà chỉ áp dụng một số trường hợp nhất định. Theo đó có 3 trường hợp cần thực hiện đo huyết áp trước khi tiêm là: người cao tuổi trên 65, người có tiền sử tăng huyết áp, hoặc mắc huyết áp thấp, người có bệnh lý nền liên quan đến tim mạch.

Quy trình mới bao gồm hỏi tiền sử bệnh và đánh giá lâm sàng bằng cách: Đo thân nhiệt, đo huyết áp các trường hợp cần thiết, đo mạch và đếm nhịp thở ở người có tiền sử suy tim hoặc phát hiện bất thường như đau ngực, khó thở; quan sát toàn trạng người tiêm và chỉ định tiêm chủng/chuyển cơ sở tiêm chủng có năng lực cấp cứu phản vệ.

Trao đổi về vấn đề này, BS Trương Hữu Khanh - chuyên gia dịch tễ, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết: Việc bỏ đo huyết áp khi tiêm vaccine với phần lớn người tiêm là điều tất yếu. Đa phần người đi tiêm, huyết áp tăng cao hơn vì lo lắng, hồi hộp. Trước đây, huyết áp không đạt sẽ không đủ tiêu chuẩn để tiêm và phải hoãn tiêm. Nhiều người đo đi đo lại nhiều lần mất rất nhiều thời gian.

Huyết áp tăng khi tiêm chủng phần nhiều do tâm lý chứ không ảnh hưởng đến kết quả tiêm. Hơn nữa, người huyết áp cao cần tiêm vaccine vì nếu không may mắc bệnh sẽ trở nặng rất nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Với những người có tiền sử bị huyết áp cao hoặc khi đi khám sàng lọc mới biết mình huyết áp cao thì sau khi tiêm vaccine cần thường xuyên kiểm tra huyết áp, đo huyết áp mỗi 4 – 6 giờ trong 24 giờ sau tiêm. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường cần báo cơ sở y tế – Bs Khanh Hữu Khanh chia sẻ thêm.

Ngoài ra, theo TS. Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng tiêm chủng phía Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, thuật ngữ "tăng huyết áp áo choàng trắng" được nhắc đến nhiều ở người đi tiêm chủng trong thời gian qua. Hội chứng này được biết đến như là một tình trạng tăng huyết áp giả do người bệnh thấy lo lắng, căng thẳng. Khi về nhà, huyết áp lại bình thường.

Mọi nguyên nhân tác động làm ảnh hưởng tới 4 yếu tố quyết định huyết áp. Đặc biệt khi mọi người stress, lo lắng quá mức, nhịp tim nhanh khiến mạch máu co thắt lại và hậu quả làm cho huyết áp tăng.

Dù bỏ đo huyết áp cho những người trẻ tuổi, khỏe mạnh không bệnh lý nên, nhưng 6 đối tượng Bộ Y tế yêu cầu cần khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng tiêm vaccine Covid-19 gồm:

+ Những người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác

+ Người có bệnh nền, bệnh mãn tính;

+ Người mất tri giác, mất năng lực hành vi;

+ Người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu;

+ Phụ nữ mang thai trên 13 tuần;

+ Người phát hiện bất thường dấu hiệu sống: Nhiệt độ <35,5oC và >37,5oC; Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút; huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày; nhịp thở > 25 lần/phút.

Một đối tượng nên trì hoãn tiêm là người có tiền sử đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng. Người đang mắc bệnh cấp tính, những phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

4 yếu tố khiến người đã tiêm vắc xin vẫn có thể mắc Covid-19, nên biết để phòng tránh

Dù đã tiêm đủ liều vắc xin, vẫn có những trường hợp bị nhiễm bệnh. Nguyên nhân do đâu?

Phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 giữa nam và nữ khác nhau như thế nào?

Theo các chuyên gia cho biết phụ nữ thường có tác dụng phụ sau tiêm vắc xin Covid -19 nhiều...

Một số căn bệnh thường gặp khi mưa bão, và cách phòng tránh hiệu quả tại nhà bạn cần biết

Khi trời mưa, nước ngập là thời điểm tạo điều kiện để các vi khuẩn sinh sản và lây lan,...

2 nhóm đối tượng tuyệt đối không nên tiêm vắc xin Sinopharm

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, vắc xin Covid-19 bất hoạt của Sinopharm có hiệu lực bảo vệ trước...

Hội chứng "sương mù não" liên quan tới bệnh nhân Covid -19 nguy hiểm như thế nào?

Bệnh nhân khi nhiễm Covid-19 có thể mắc ho sốt, khó thở... và hội chứng sương mù não - một...

Hiệu quả của 6 loại vắc xin ngừa Covid-19

Các nhà nghiên cứu nhận thấy tiêm vắc xin Covid-19 loại nào cũng giúp tăng khả năng bảo vệ cơ...

3 dấu hiệu trên bàn tay cho thấy lượng đường trong máu đã cao vượt mức, khuyến cáo ăn 4...

Các dấu hiệu đường huyết tăng thường bị nhầm lẫn với bệnh vặt nên rất dễ bị bỏ qua, từ...

Tin mới nhất

Đặc sản xưa không ai biết đến giờ được dân thành phố "săn lùng", 230.000 đồng/kg có tiền cũng khó...

6 giờ trước

Loại lá xưa không ai ngó ngàng, nay làm thành món đặc sản lạ vào mùa hè, dân thành phố...

11 giờ trước

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn gừng mỗi ngày?

11 giờ trước

Cuối xuân chăm ăn 3 loại quả, bổ ngang uống thuốc bắc, khuyên ăn mỗi tuần để bổ dưỡng, tốt...

11 giờ trước

Buổi sáng nên dùng thứ nước "quốc dân" này để "bơm" collagen đều đặn, đảo ngược lão hóa một cách...

11 giờ trước

Loại cá lạ xưa không ai biết đến, giờ thành đặc sản được người thành phố "săn lùng" nhưng hiếm,...

22 giờ trước

Chị em ở tuổi nào cũng nên dùng ngay 4 "món" để giải độc cơ thể, giúp giảm mụn và...

22 giờ trước

Món ăn có tác dụng chống nắng và tia cực tím, giúp phụ nữ xinh đẹp, trẻ lâu trong mùa...

22 giờ trước

Mùa hè ăn 3 loại cá này vừa tươi ngon, bổ dưỡng vừa giúp cơ thể tràn đầy sức sống

22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình