Thực tế, mồ hôi hầu như không có mùi đối với con người. Chính sự nhân lên nhanh chóng của các vi khuẩn khi cơ thể tiết ra mồ hôi và phân hủy nó thành nhiều axit mới là thứ cuối cùng dẫn đến mùi khó chịu. Một điều quan trọng hơn là mùi cơ thể nên xem là lý do để ta lo lắng vì nó nói lên rất nhiều về các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, các vấn đề về gan hoặc là một chế độ ăn uống không lành mạnh.
Trong bài viết này, chúng tôi đã thu thập một số thông tin về mùi cơ thể và những nguyên nhân tiềm ẩn của nó.
Nếu cơ thể bạn có mùi phân...
Có thể đó là do tình trạng tắc ruột. Đây là một tình trạng bệnh lý khá nguy hiểm, xảy ra khi có sự tắc nghẽn xảy ra ở ruột già hoặc ruột non. Sự tắc nghẽn trong đường ruột thường sẽ khiến hơi thở của ta có mùi như phân, và bất cứ thứ gì bạn ăn vào sẽ chỉ làm tình trạng hôi miệng thêm trầm trọng. Hơn nữa, các vấn đề về tiêu hóa sẽ khiến mồ hôi cơ thể gây ra mùi khó chịu. Mồ hôi ở vùng nách bị ảnh hưởng nhiều nhất, mặc dù các bộ phận khác nhau của cơ thể cũng có thể tiết ra mồ hôi kèm theo mùi phân.
Nếu bạn có mùi đăng đắng
Bạn có thể phải cần đến gặp bác sĩ vì điều này nói lên rằng gan của bạn đang có vấn đề. Gan hoạt động chậm sẽ tạo ra nhiều loại hóa chất có mùi đặc trưng và chắc chắn là nó sẽ ảnh hưởng đến mùi cơ thể của bạn. Gan bị tổn thương cũng xuất hiện các triệu chứng như vấn đề về tiêu hóa hay buồn nôn.
Nếu cơ thể bạn có mùi tanh
Bạn có khả năng mắc phải chứng rối loạn gọi là Hội chứng mùi cá, hay còn gọi là Trimethylaminuria. Nó biểu hiện qua mùi cơ thể khó chịu và mùi cá thối trong nước tiểu, mồ hôi và hơi thở của người bệnh, do sự bài tiết quá nhiều của trimethylaminuria (TMA). Thật không may, nó là một căn bệnh di truyền, các triệu chứng thường đã xảy ra ngay từ khi sinh ra. Các nguyên nhân khác gây ra mùi tanh cơ thể có thể do lượng protein dư thừa trong chế độ ăn uống hoặc do sự hiện diện của một số vi khuẩn cụ thể. Đó là lý do tại sao để điều trị hội chứng này, ngoài thuốc kháng sinh và thuốc bôi axit đặc thù, người bệnh cũng cần tuân theo một số yêu cầu về chế độ ăn uống.
Nếu cơ thể bạn có mùi ngọt ...
Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Cơ thể bạn có mùi ngọt hoặc mùi trái cây do hàm lượng xeton trong máu cao. Nếu nước tiểu của bạn có mùi đặc trưng này, đó cũng có thể là một triệu chứng của bệnh siro niệu. Đây là một chứng rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể không có khả năng phân hủy các axit amin valine, leucine và isoleucine.
Nếu bạn có mùi trứng thối ...
Bạn có lẽ đã ăn quá nhiều thịt. Thịt là một sản phẩm khá nặng nề đối với hệ tiêu hóa, đó là lý do tại sao những người hàng ngày ăn nhiều thịt hay có mùi khó chịu như mùi trứng thối. Mùi đặc trưng này là do hàm lượng cao các axit amin chứa lưu huỳnh có bên trong thịt - đặc biệt là ở thịt đỏ. Các axit amin này không gây hại gì cả, nhưng chúng cần phải được tiêu hóa kỹ càng, mà thực tế thì thường không được như thế.
Nếu bạn có mùi rượu
Gần đây có lẽ bạn đã uống rượu bia khá nhiều. Khi chúng ta tiêu thụ rượu, cơ thể sẽ nhận dạng nó như một chất độc và cố gắng phân hủy nó thành axit axetic. Cơ thể có thể chuyển hóa khoảng 90% lượng cồn theo cách này, phần còn lại sẽ được bài tiết theo cách khác. Một số sẽ đi ra ngoài theo đường nước tiểu, nhưng một số cũng được bài tiết thông qua mồ hôi và đường hô hấp. Đây là thứ sẽ tạo ra mùi cơ thể của ta sau khi kết thúc một bữa tiệc rượu.
Nếu bạn có mùi mồ hôi đi kèm với mồ hôi tiết ra quá nhiều
Bạn cần đi kiểm tra xem mình có mắc chứng hyperhidrosis hay không. Về cơ bản, nó là chứng bệnh gây đổ mồ hôi quá nhiều. Mặc dù các bệnh về thần kinh, nội tiết, nhiễm trùng và các bệnh toàn thân khác đôi khi cũng có thể gây ra chứng hyperhidrosis, nhưng hầu hết các trường hợp thường xảy ra ở những người khỏe mạnh. Nhiệt độ và cảm xúc mạnh có thể là tác nhân gây ra chứng hyperhidrosis, nhưng nhiều người mắc chứng rối loạn này chủ yếu đổ mồ hôi vào thời gian mà họ thức - ngay cả khi ở nhiệt độ bình thường và không có bất kỳ căng thẳng nào. Các vùng tiết mồ hôi chính của cơ thể con người là vùng nách, vùng bẹn và bàn chân.
Bạn có biết bất kỳ điều kiện nào khác có thể gây ra mùi cơ thể không?