Nhóm nghiên cứu của giáo sư Lee So Hee, giáo sư Kim Seon Shin thuộc Khoa dị ứng của Trung tâm Gangnam Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul và giáo sư Park Heung Woo thuộc Khoa Dị ứng Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul đã phân tích mối tương quan giữa sự thay đổi lượng mỡ cơ thể, khối lượng cơ và chức năng phổi trong trung bình 8,95 năm trong số 15,476 đối tượng kiểm tra sức khỏe. Chức năng phổi được đo bằng lượng không khí thở ra tối đa trong 1 giây sau khi hít thở, có nghĩa là chỉ số thở ra gắng sức trong 1 giây (FEV1). Con số này là chỉ số chính để xem tình trạng hen suyễn phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Chức năng phổi suy giảm dần sau 35 tuổi. Gần đây, ngay cả với cân nặng bình thường lượng mỡ thừa hoặc khối lượng cơ giảm được báo cáo là các yếu tố nguy cơ làm giảm chức năng phổi.
Theo kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu, khi lượng mỡ trong cơ thể tăng lên và khối lượng cơ giảm đi, tốc độ giảm khí thở ra gắng sức mỗi giây càng nhanh. Một sự thay đổi lớn hơn đã được nhìn thấy ở nam giới, với sự cách biệt lên đến 1,6 lần. Ngược lại, tăng khối lượng cơ cũng làm tăng khối lượng thở ra khi lớn tuổi. Nhìn chung, khi lượng mỡ trong cơ thể tăng lên, tốc độ giảm khí thở ra được đẩy nhanh.
Giáo sư Lee So Hee cho biết thêm “Khi các chất gây viêm tiết ra từ mô mỡ đã làm tổn thương mô phổi và thúc đẩy quá trình viêm phế quản, dẫn đến chức năng phổi ngày càng xấu đi”. Kết quả của nghiên cứu này đã được giới thiệu trong tạp chí quốc tế liên quan đến bệnh do suy nhược cơ thể.