Tầm quan trọng của chế độ ăn uống
Dinh dưỡng là một phần thiết yếu đối với sức khỏe của con người. Thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe hiện tại và tương lai của mình. Việc kết hợp ăn uống khoa học cùng với những thói quen sống tích cực có thể giúp giảm đáng kể các nguy cơ gây ra bệnh ung thư, tiểu đường, béo phì hoặc tim mạch.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là cầu nối cho một cơ thể khỏe mạnh, từ đó giúp làm giảm đáng kể các nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Đây là điều vô cùng quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Bằng cách lựa chọn thực phẩm thông minh và thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, dẻo dai và năng động.
3 chế độ ăn uống gây hại cho cơ thể
1. Ăn càng nhiều càng tốt
Nhiều người có tâm hồn ăn uống và họ thường cảm thấy vui vẻ, thư giãn khi được ăn thật nhiều. Nhiều người luôn ăn quá nhiều trong 3 bữa một ngày, và thói quen xấu này có thể làm giảm tuổi thọ.
Ăn quá khiến cơ thể bị thừa dinh dưỡng, tăng gánh nặng cho dạ dày, cuối cùng là tăng cân. Khi đó, dạ dày ở luôn trong trạng thái “bận rộn”, dễ kéo một số bệnh về hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đếnsức khoẻ.Vì vậy, mọi người chỉ nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá no, nên chừa lại một ít chỗ để dạ dày được “thư giãn”.
2. Thích ăn đồ nóng vì mùi vị ngon hơn khi để nguội
Nhiều người nghĩ rằng khi ăn đồ nóng thì mùi vị của sẽ ngon hơn. Nhưng thực tế, đây cũng là một mối nguy hại lớn đối với sức khỏe. Nếu thường xuyên ăn đồ nóng sẽ dễ làm bỏng niêm mạc thực quản và niêm mạc dạ dày, lâu ngày sẽ dễ hình thành vết loét miệng, loét thực quản. Lâu ngày, những vết viêm, loét có thể dẫn đến ung thư.
3. Cố gắng ăn thức ăn thừa vì "tiếc của"
Có nhiều thông tin cho rằng, thức ăn thừa hâm nóng lại sẽ bị vi khuẩn tấn công và tạo các hợp chất nitrit. Khi đó, nhiệt độ khiến lượng nitrit này tăng đột biến. Đặc biệt, nitrit có thể gây ngộ độc thức ăn, nếu tích tụ lâu ngày có thể là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư gan, thận và dạ dày.
Khi bị ngộ độc nitrit thì cơ thể sẽ không thể làm tròn chức năng hô hấp, có các biểu hiện như khó thở, ngột ngạt. Với hàm lượng cao hơn có thể gây ức chế oxy dẫn đến hiện tượng thiếu oxy trong máu làm cho cơ thể bị choáng váng và ngất khi đang làm việc hay vui chơi. Trường hợp nhiễm độc trầm trọng nếu không được cứu chữa kịp thời dẫn đến nguy cơ tử vong cao.