Tổng quan về bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, tác động của insulin hoặc cả hai. Việc tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Phân loại đái tháo đường gồm:
Đái tháo đường type 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
Đái tháo đường type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).
Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó).
Ngoài ra, đái tháo đường do các nguyên nhân khác, như: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô...
Phần lớn mọi người đều cho rằng đồ ăn có vị ngọt mới chứa nhiều đường và gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên thực tế thì không như vậy.
3 món đồ gây ảnh hưởng insulin theo khuyến cáo của WHO
Dưa chua
Đây là thực phẩm được ưa chuộng vì nó có vị chua dễ ăn và có thể bảo quản thời gian dài. Thế nhưng, dưa chua là thực phẩm muối chua và có chứa ion natri có thể ức chế bài tiết insulin, ảnh hưởng đến quá trình dị hóa đường dư thừa trong cơ thể.
Về lâu dài, nó sẽ làm tăng gánh nặng cho mạch máu, ảnh hưởng đến điều hòa lượng đường trong máu, từ đó gây ra bệnh tiểu đường.
Ngô ngọt
Những người có lượng đường trong máu cao nên ăn nhiều ngô vì ngô là loại hạt thô, tuy nhiên không nên ăn nhiều ngô ngọt vì nó có hàm lượng đường cao, chiếm đến 30% hàm lượng glucoza. Sau khi ăn, glucoza rất dễ tiêu hóa và được cơ thể hấp thụ, dẫn đến lượng đường trong máu tăng rất nhanh. Do đó, người có đường huyết cao nên cố gắng ăn ít loại ngô này.
Bánh mì
Bánh mì là loại thực phẩm có hàm lượng calo cao điển hình. Nó chứa rất nhiều đường và lượng calo sẽ cao hơn sau khi nướng. Ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho các tiểu đảo tuyến tụy và ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin khiến lượng đường trong máu tăng nhanh sau bữa ăn.