Ướp thịt với đường trước khi chiên rán
Khi bạn ướp thịt với đường trước khi nướng, hoặc chiến rán làm cho món ăn của bạn mềm hơn, tạo cảm giác ngon miệng. Nhưng đường khi được chiên rán từ nhiệt độ 170– 200 độ C sẽ dễ bị biến chất, gây cháy làm món ăn đổi vị tạo thành một chất dễ gây ung thư cho bạn.
Khi bạn đùng đường ở nhiệt độ quá cao, đường dễ bị caramen hóa làm thực phẩm có màu đen, bị đắng hoặc không giữ được hương vị ban đầu, dễ cháy cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Thêm muối vào nồi rau luộc đang sôi
Muối là một gia vị quý, giúp thức ăn trở nên đậm đà và thơm ngon hơn. Tuy nhiên, nếu ăn quá mặn sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, ung thư, tim mạch và thận... Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, người Việt hiện nay đang ăn rất mặn và ăn gần như gấp đôi lượng mặn so với khuyến cáo của WHO. Vì vậy mọi người cần hạn chế lạm dụng muối khi nêm nếm thức ăn, chỉ ăn khoảng 5gr muối mỗi ngày.
Rất nhiều chị em truyền tai nhau bí quyết để luộc rau được xanh hơn, đó là cho muối/bột canh lúc rau đang sôi. Tuy nhiên muối là chất có thể làm vỡ các tinh thể nước trong rau khi đang nấu, làm nước bốc hơi nhanh khiến rau chuyển màu thâm xỉn chỉ trong thời gian ngắn. Tốt nhất, bạn nên cho muối vào khi rau đã chín.
Nêm mì chính vào đồ ăn khi đang nấu
Đây là một trong những thói quen của nhiều bà nội trợ. Tuy nhiên, đây là một thói quen sai lầm vì khi đun ở nhiệt độ cao, mì chính mất tác dụng điều vị, chất pyroglutamate hay natri được sản sinh ra sẽ làm mất đi hương vị vốn có của món ăn.
Chỉ nên nêm nếm mì chính ở nhiệt độ từ 70 cho đến 90 độ C và nên tắt bếp rồi mới cho mì chính vào.
Dùng mù tạt để ướp thực phẩm
Mù tạt có tác dụng khử mùi tanh của hải sản và kích thích vị giác. Tuy nhiên không nên dùng mù tạt để ướp thực phẩm hoặc làm sốt cho các món trộn vì trong mù tạt có chứa chất enzyme tạo mùi, đây là chất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, từ đó sinh ra các chất gây ung thư.