Phụ Nữ Sức Khỏe

Giám sát bệnh đậu mùa khỉ ngay từ cửa khẩu, chủ động trước các tình huống dịch

Nhiều địa phương khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chủ động giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, không bị động trước các tình huống dịch bệnh.

Giám sát chặt chẽ bệnh đậu mùa khỉ
Là địa bàn có cảng biển nên ngoài việc yêu cầu các địa phương trong tỉnh quyết liệt phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ thì tỉnh Bình Định còn chỉ đạo các đơn vị ở tỉnh này như: Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và PTNT, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng thực hiện giám sát chặt chẽ dịch khi tàu thuyền nước ngoài vào Cảng Quy Nhơn, trong cộng đồng. Việc giám sát nhằm phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch, điều trị kịp thời người mắc, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong.

Theo ghi nhận tại một số huyện của Bình Định, cùng với phòng, chống sốt xuất huyết thì hầu hết người dân đã nắm được các triệu chứng và biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ. Lãnh đạo địa phương cũng khuyến cáo người dân cần chủ động khai báo ngay với các cơ quan y tế khi có triệu chứng nghi ngờ, mắc bệnh đậu mùa khỉ để có phương án chăm sóc, điều trị tốt nhất.

Tại Khánh Hòa, BS Tôn Thất Toàn, Phó GĐ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa cũng thông tin, đến thời điểm này chưa phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ nào ở Khánh Hòa. Tuy nhiên việc tuyên truyền, trang bị kiến thức phòng dịch cho người dân vẫn được làm thường xuyên. Các nhân viên y tế dự phòng vẫn phối hợp chặt chẽ với các địa bàn để giúp người dân nắm bắt các thông tin về dịch bệnh.

Biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ (ảnh minh họa)

Ngành y tế nhiều địa phương như Khánh Hòa; Bình Định cũng đã được giao phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xử lý triệt để ổ dịch (nếu xuất hiện); sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, tiếp nhận và điều trị các trường hợp mắc bệnh. Chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản đáp ứng, tổ chức diễn tập theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra. Thiết lập đường dây nóng, nơi tiếp nhận thông tin để tư vấn, hỗ trợ người dân về bệnh đậu mùa khỉ.
Không bị động trước bệnh đậu mùa khỉ
Nằm ở địa bàn Tây Nguyên, có cửa khẩu quốc tế Bờ Y, ngành y tế Kon Tum cũng đã và đang triển khai mạnh các biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ. Kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu. Cùng với đó tuyên truyền một cách dễ hiểu, dễ nhớ về các triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng bệnh đậu mùa khỉ đến từng khu dân cư, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu.

Việc phối hợp chặt chẽ trong giám sát, phòng, chống dịch bệnh từ động vật hoang dã, đặc biệt là nhóm động vật có nguy cơ lây nhiễm cao với bệnh đậu mùa khỉ; kịp thời chia sẻ thông tin và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cũng được Kon Tum và nhiều địa phương chủ động thực hiện.

Tuyên truyền cho người dân Kon Tum cách phòng, chống đậu mùa khỉ (ảnh: Nguyễn Thị Hạnh/Sở Y tế Kon Tum)

Các bệnh viện sẵn sàng tổ chức thu dung, phân luồng, điều trị người bệnh. Đảm bảo an toàn, hiệu quả. Đảm bảo phòng, chống lây nhiễm tại cơ sở y tế, không để xảy ra lây nhiễm chéo, đặc biệt lưu ý ưu tiên bảo vệ lực lượng y tế, đối tượng có nguy cơ cao, đối tượng dễ bị tổn thương.

Trung tâm Y tế các huyện/thành phố ở các địa phương cũng đã sẵn sàng các kịch bản, phương án đáp ứng các tình huống dịch bệnh, không để bất ngờ, bị động; phát hiện sớm nhất. Việc hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ cho các cán bộ tham gia điều trị và phòng, chống dịch bệnh cũng đã được tiến hành để đáp ứng tốt khi có tình huống dịch bệnh xảy ra.

Theo Đông Hưng-L.N/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Phát hiện nguy cơ ung thư vú từ sữa mẹ

Các nhà khoa học đã phát hiện ra những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất của bệnh ung thư vú...

Những điều cần biết về chứng sa sút trí tuệ vùng trán

Chứng sa sút trí tuệ vùng trán là một căn bệnh liên quan đến hành vi, tính cách, ngôn ngữ...

Carb là thành phần gì? Lợi ích của Carb trong phòng bệnh tiểu đường ra sao?

Các chuyên gia đã tiết lộ rằng, ăn một loại carbohydrate nhất định và thường xuyên có thể giúp bạn...

Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi cần lưu tâm trước khi bệnh diễn biến xấu

Một cái ho thì thường không có gì nghiêm trọng cả, tuy nhiên nếu mắc phải những triệu chứng dưới...

Tình trạng đau lưng kéo dài cuối cùng cũng có giải pháp

Đau lưng luôn là căn bệnh dai dẳng, cứ hết rồi lại tái phát, khiến những người mắc luôn trong...

Môi phồng rộp có thể là một dấu hiệu 'tiềm ẩn' nguy cơ ung thư da

Khi chuyển mùa, một số chúng ta thường sẽ gặp phải tình trạng khô môi.

Ngủ ngáy là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm?

Ngủ ngáy tưởng như là chuyện bình thường nhưng lại tìm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng, cần...

Tin mới nhất

Thức uống "đánh bại" trà chanh, trà quất trên đường phố: Thanh mát, bồi bổ năng lượng nhưng phải nhớ...

4 giờ trước

Thịt luộc xong nước trong, thơm là không nhiễm hóa chất? Chuyên gia chỉ 3 cách chuẩn để phân biệt...

4 giờ trước

1 loại củ có tên "kỳ cục" nhưng dùng được thay cơm: BS nói ăn vào giúp hạ đường huyết...

4 giờ trước

7 thực phẩm chứa nhiều vitamin C hơn cả cam bạn không nên bỏ qua

4 giờ trước

Tự làm món phở chiên phồng ngon nhức nách như ở hàng với bí quyết cực phẩm

9 giờ trước

4 loại thịt tệ nhất không nên ăn thường xuyên, có loại chứa thủy ngân, loại thì tăng nguy cơ...

9 giờ trước

Quyết ăn táo mỗi sáng khi bụng đói, người phụ nữ bất ngờ với tác dụng có được, táo thực...

9 giờ trước

Loại củ quen thuộc có dinh dưỡng tương đương 20 quả táo, 50 quả cà chua

9 giờ trước

Cách làm trà tắc xí muội chua chua ngọt ngọt "đánh bay" cái nắng mùa hè

22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình