Phụ Nữ Sức Khỏe

Dấu hiệu khi đi ngủ cảnh báo bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính và điều trị gần như là suốt đời.

Mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1 chưa được xác định, song bệnh tiểu đường type 2 thường liên quan đến các yếu tố lối sống, như thừa cân, không tập thể dục. Ngoài ra có thể có yếu tố di truyền trong gia đình.

Mặc dù hiện tại không có cách chữa trị bệnh tiểu đường, nhưng có những phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải nhận thức được các triệu chứng của bệnh.

Theo dược sĩ Abbas Kanani, một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường có thể xuất hiện vào ban đêm. Cụ thể, việc thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi vệ sinh có thể là dấu hiệu bạn mắc bệnh tiểu đường.

Abbas giải thích, bệnh tiểu đường là tình trạng khiến lượng đường trong máu của người bệnh trở nên quá cao.

Có 2 loại bệnh tiểu đường chính. Tiểu đường type 1 là tình trạng bệnh kéo dài suốt đời khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin.

Tiểu đường type 2 khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào của cơ thể không phản ứng với insulin một cách bình thường.

Mức đường huyết cao có thể khiến cơ thể bài tiết lượng glucose dư thừa qua nước tiểu. Đường xuất hiện nhiều trong nước tiểu kích thích nước tiểu sản sinh ra nhiều hơn, dẫn tới tình trạng đi tiểu về đêm.

Nếu bạn phát hiện ra dấu hiệu này, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán. Ngoài ra, có một số triệu chứng khác của bệnh tiểu đường cần lưu ý như:

  • Cảm thấy rất khát ngay cả sau khi uống nhiều nước.
  • Cảm thấy mệt mỏi.
  • Sút cân, mất cơ.
  • Thị lực suy giảm, mờ mắt.
  • Thường xuyên bị nấm hoặc ngứa quanh vùng kín.

Nếu bạn thấy có bất kỳ triệu chứng nào của tiểu đường type 2 hoặc lo lắng mình có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao, hãy đi khám bác sĩ.

Abbas cho biết một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn, trong đó có người trên 40 tuổi; có người thân mắc bệnh tiểu đường; người thừa cân, béo phì; người gốc Á, gốc Phi,...

 
 

 

 

 

Theo Hoàng Nguyên/Gia đình mới

Tin liên quan

Từng mắc 2 bệnh ung thư, giáo sư 85 tuổi vẫn sống khỏe sau 25 năm: Có 2 phương pháp...

Sau khi khỏi bệnh đến nay, người đàn ông Trung Quốc này vẫn sống khỏe và làm việc tận tụy...

Cụ bà 107 tuổi khỏe mạnh, minh mẫn nhờ 1 nước, 1 củ sẵn ở chợ Việt: Thêm 1 bài...

Người phụ nữ Trung Quốc này có những thói quen tốt cho sức khỏe mà người cao tuổi hay người...

Nguyên nhân say tàu xe và cách chống say xe hiệu quả, không cần thuốc

Dù đã tham khảo nhiều cách để hạn chế, phòng chống, trị say xe, thậm chí uống thuốc chống say,...

7 mẹo giúp bạn tạo thói quen tập thể dục trong năm mới 2024

Lên kế hoạch tập thể dục trong năm mới thì dễ, nhưng duy trì được mới khó. Dưới đây là...

Giải rượu bia bằng nước chanh pha mật ong được không?

Dân nhậu thường rỉ tai nhau cách giải rượu bia bằng nước chanh pha mật ong sẽ giúp nhanh tỉnh...

Nghiên cứu mới chỉ ra vi sinh vật đường ruột liên quan đến chứng rối loạn lo âu

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng chứng rối loạn lo âu xã hội và vi sinh vật đường...

Chuyên gia tiết lộ lý do người già thường hay dậy sớm

Thời gian mà cơ thể tự nhiên đi ngủ và thức dậy không chỉ là một phần của di truyền...

Tin mới nhất

Tâm sinh lý đàn ông U50 thay đổi thế nào?

2 giờ trước

4 câu nói chồng không bao giờ nên nói với vợ bầu

2 giờ trước

Phái mạnh suy nghĩ thế nào về "chuyện ấy"?

2 giờ trước

Chọn bạn đời giống mình hay cưới người khác biệt?

2 giờ trước

Bắt quả tang ngoại tình: Vui một lúc, hối hận cả đời

2 giờ trước

Phụ nữ muốn ngẩng cao đầu mà sống hãy nhớ có 3 thứ phải tích trữ thật nhiều không thể...

2 giờ trước

Đàn bà có 3 thứ càng ‘to’ càng khiến đàn ông mê mẩn, nguyện cả đời thủy chung

2 giờ trước

8 cách đối phó với người khó tính

2 giờ trước

7 câu nói kẻ thao túng thường dùng để đổ lỗi cho bạn và che giấu bản chất của họ

2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình