Phụ Nữ Sức Khỏe

Dâm dương hoắc có tác dụng gì?

Cây dâm dương hoắc là một trong những loại thảo dược quý có tác dụng bổ dương theo dược học cổ truyền, vậy dâm dương hoắc có tác dụng gì?

Tổng quan về cây dâm dương hoắc

Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, dâm dương hoắc còn có tên gọi khác là cương tiền, phế kinh thảo, phương trượng thảo, hoàn liên tổ, ngưu giác hoa hay yhiên lưỡng kim, tiên linh tỳ... Tên khoa học là Epimedium macranthum Morr. & Decne, họ Berberidaceae (Hoàng liên gai).

Nguồn gốc của tên gọi dâm dương hoắc là do ngày xưa người dân thường thu nhặt loại thảo dược này về làm thức ăn cho dê để kích thích chúng sinh sản. Tương truyền rằng khi Dâm dương hoắc được người dân cho dê đực ăn, thì sau đó dê đực có khả năng giao phối với dê cái rất nhiều lần trong ngày, từ đó cây được đặt tên là Dâm dương hoắc.

Dâm dương hoắc phân bố chủ yếu ở miền rừng núi và có rất nhiều ở Trung Quốc, đây là cây thích hợp mọc ở vùng có khí hậu ôn đới. Ở Việt Nam, cây này xuất hiện tại các vùng núi cao vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở Hòa Bình, Sapa.

Cây dâm dương hoắc thân thảo, cuống và hoa dài, chiều cao trung bình vào khoảng 0,5 - 0,8m. Cây dâm dương hoắc gồm nhiều loài khác nhau, đó là: Dâm dương hoắc lá hình tim, Dâm dương hoắc lá to, Dâm dương hoắc dạng lá mác. 

Dâm dương hoắc có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người

Cây dâm dương hoắc có tác dụng gì?

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết thêm, trong Y học cổ truyền tất cả các loại này đều được tận dụng để làm thuốc giúp tráng dương bổ thận, tăng cường sinh lực đối với nam giới.

Từ xưa dâm dương hoắc đã được thu hoạch để làm thức ăn cho dê đực. Theo quan sát thì sau khi ăn loại dược liệu này, những con dê đực có xu hướng tăng số lần giao phối với con cái trong ngày. Từ đó trở đi trong dân gian mới truyền miệng gọi đây là cây dâm dương hoắc.

Dâm dương hoắc phân bố nhiều ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây được tìm thấy ở nhiều tỉnh miền núi như Lai Châu, Lào Cai...

Dâm dương hoắc là loài cây có tính ôn, vị cay, tác dụng chính là mạnh gân, bổ thận, khu phong trừ thấp và ích tinh tủy. Theo tây y, đây là loại thảo mộc rất giàu L-Arginine, một loại chất giúp tăng cường khả năng sinh dục ở nam giới. Lá của dâm dương hoắc còn là nơi chứa các chất giúp tăng khoái cảm tình dục và gia tăng lưu lượng máu.

Các ghi chép trong Y học cổ truyền nhấn mạnh công dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực cho nam giới của loài cây này. Bên cạnh đó, dâm dương hoắc còn là dược liệu hỗ trợ điều trị các bệnh như di tinh, tinh lạnh, hiếm muộn, liệt dương, co rút gân cốt, đau lưng mỏi gối, phong thấp, bán thân bất toại, chân tay lạnh yếu,...

Như chúng ta đã biết thì thành phần L-Arginine cao chứa trong cây dâm dương hoắc là một loại chất tác dụng kích thích hormone tăng trưởng được sản sinh nhiều hơn, tăng cường sinh lý. Nếu cơ thể thiếu chất này thì ham muốn tình dục sẽ suy giảm.

Trong lá cây Dâm dương hoắc còn chứa hoạt chất như tinh dầu, phytosterol, alkaloid, Flavonoid, saponosides, vitamin E và axit béo giúp thúc đẩy sự lưu thông máu và cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới.Do vậy, có thể nói các hoạt chất chứa trong cây dâm dương hoắc hoạt động hiệu quả gần giống với hormone sinh dục. Chúng hỗ trợ chức năng tinh hoàn và thùy trước tuyến yên. Ngoài ra, vị thuốc quý này còn giúp kích thích tinh dịch và tinh hoàn hoạt động hiệu quả hơn, tăng cảm giác hưng phấn và đạt khoái cảm khi cánh mày râu “lâm trận". Ở trẻ em, dâm dương hoắc rất có ích trong điều trị ho, viêm phế quản mạn tính, tiêu đờm hoặc chữa trị chứng thiểu năng sinh dục bẩm sinh.

Từ lâu, cây dâm dương hoắc được lưu truyền trong dân gian Việt Nam để sử dụng điều trị bệnh cho cả nam giới và nữ giới. Người dân thường ngâm cây trong rượu để vừa nhâm nhi trong các bữa ăn, vừa đạt được mục đích trị bệnh. Nhiều người uống rượu ngâm dâm dương hoắc là để cải thiện đời sống chăn gối.

Phụ thuộc vào mục tiêu điều trị khác nhau và nhằm tăng tính hiệu quả, người ta thường kết hợp ngâm dâm dương hoắc với các vị thảo dược khác như Sinh khương, Cao lương khương, Tử thạch anh, Tiên mao (hoặc Sâm cau), Uy linh tiên, Nấm ngọc cẩu, Ba kích thiên...

Khi ngâm cùng những loại dược liệu kể trên, đặc biệt là Nấm ngọc cẩu, Sâm cau, Ba kích thì Dâm dương hoắc sẽ gia tăng tác dụng giúp bổ thận tráng dương, phòng ngừa nguy cơ mộng tinh, di tinh và liệt dương.

Nếu ngâm Dâm dương hoắc với Tử thạch anh thì sẽ có công dụng làm ấm tử cung, dùng trong các trường hợp phụ nữ gặp các bệnh như thống kinh, rong kinh, bế kinh, băng huyết sau sinh, khó thụ thai vì thận dương hư suy.

Còn khi ngâm cùng với Uy linh liên sẽ có tác dụng hạn chế các bệnh về khớp do lạnh.

Tác dụng điều trị bệnh của cây Dâm dương hoắc

  • Từ lâu y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng dâm dương hoắc để làm giảm căng thẳng và mệt mỏi cho cả nam và nữ. Dâm dương hoắc còn có tác dụng kích thích chuyện ấy của bạn.
  • Cây có vị cay ngọt, tính bình đi vào kinh can, thận. Cây có công dụng ôn thận tráng dương (làm ấm tạng thận và khỏe dương khí), cường cân tráng cốt (làm mạnh gân xương) và khứ phong trừ thấp.
  • Dâm dương có tác dụng tương tự như nội tiết tố sinh dục, làm tăng trọng lượng của thùy trước tuyến yên, tinh hoàn, buồng trứng và tử cung.
  • Kích thích quá trình bài tiết tinh dịch, nâng cao năng lực hoạt động của tinh hoàn, qua đó gián tiếp làm hưng phấn và tăng cường khả năng tình dục.
  • Trị suy nhược thần kinh
  • Trị viêm phế quản mãn tính ở trẻ em, hạ ho, trừ đờm
  • Tác dụng tốt với các đối tượng thiểu năng sinh dục (do bẩm sinh)
  • Hạ huyết áp và bảo hộ tế bào cơ tim
  • Tác dụng ức chế vi khuẩn lao
Theo THANH THANH - NHƯ LOAN/VTC News

Tin liên quan

Sản phụ ở Nghệ An sinh thường bé trai nặng 5kg

Trong cả 6 lần sinh con, sản phụ này đều sinh thường, các em bé đều có cân nặng từ...

3 việc làm sau khi đi vệ sinh lợi bất cập hại

So với nam giới, phụ nữ thường chú trọng hơn việc làm sạch vùng kín sau khi đi vệ sinh....

3 dấu hiệu của người sống thọ

Theo các chuyên gia tại Anh và Mỹ, những ai sở hữu 3 dấu hiệu sau đây thì thường sống...

Ổ sán chi chít trong não người đàn ông vì món nhậu "giải đen"

Kiêng món này nhiều năm, bệnh nhân vẫn không thể thoát khỏi di chứng và những cơn đau đầu, co...

Uống cỏ mực chữa suy thận theo "bác sĩ Google", nữ bệnh nhân lâm nguy

Sau 9 ngày ép cỏ mực thành nước uống để trị bệnh suy thận theo hướng dẫn trên mạng, nữ...

2 bí quyết sống thọ, tránh xa bệnh tật của người Nhật

Người Nhật Bản không chỉ sống thọ mà còn sống rất khỏe mạnh, văn minh và có ích kể cả...

Người phụ nữ 50 tuổi có khối u xơ tử cung 'khủng' nặng 6kg

Khối u có kích thước lớn, chiếm gần như toàn bộ ổ bụng, chèn ép các cơ quan lân cận...

Tin mới nhất

Phụ nữ ngực to có nội tiết tốt hơn? Bác sĩ tiết lộ đây mới là thứ dễ khiến "cặp...

15 giờ trước

Bật mí 5 dấu hiệu cho thấy làn da đang lão hóa tốt

1 ngày 10 giờ trước

Phương Mỹ Chi khóc nghẹn kể về tuổi thơ nghèo khó, từ khi nổi tiếng đã không cho cha mẹ...

1 ngày 10 giờ trước

Những thói quen tốt cho tim cần kết hợp với thói quen tập thể dục hàng ngày mà ai cũng...

1 ngày 10 giờ trước

Hãng dược AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu, kèm theo hội chứng nguy hiểm khác

1 ngày 10 giờ trước

Giữ dáng tại nơi làm việc: 3 lời khuyên của chuyên gia để tránh tăng cân khi làm việc tại...

1 ngày 15 giờ trước

Hè nắng đổ lửa, không còn sợ lớp trang điểm ‘nhòe nhoẹt’ vì làn da nhiều dầu nhờ bí quyết...

2 ngày 4 giờ trước

Bí quyết 'đẹp bất chấp' mùa nắng với các tips siêu đơn giản

2 ngày 4 giờ trước

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

2 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình