Phụ Nữ Sức Khỏe

Hãng dược AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu, kèm theo hội chứng nguy hiểm khác

Hãng dược phẩm Anh – Thuỵ Điển AstraZeneca thừa nhận vắc xin này có thể gây đông máu kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Theo báo Tiền Phong dẫn nguồn từ The Telegraph, ngày 28/4, AstraZeneca đã viết trong tài liệu pháp lý nộp lên Tòa án Tối cao Vương quốc Anh vào tháng 2: “Điều được thừa nhận là vắc xin AstraZeneca, trong một số trường hợp rất hiếm, có thể gây ra TTS. Cơ chế nhân quả chưa được biết rõ”.

Tổng cộng 51 vụ kiện đã được các nạn nhân và gia đình họ đệ trình lên Tòa án Tối cao ở Anh. Telegraph đưa tin, các nguyên đơn đòi bồi thường 100 triệu bảng.

Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca, được bán ra thị trường với tên thương mại Covishield và Vaxzevria.

Covishield được điều chế bởi AstraZeneca và Đại học Oxford, được sản xuất bởi Viện Huyết thanh Ấn Độ. Covishield được tiêm chủng rộng rãi ở hơn 150 quốc gia, bao gồm cả Anh và Ấn Độ.

Một số nghiên cứu được thực hiện trong thời kỳ đại dịch cho thấy vắc xin này đạt hiệu quả từ 60 - 80% trong việc bảo vệ chống lại virus corona mới.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng Covishield có thể khiến một số người bị đông máu, có thể dẫn đến tử vong.

Vaccine Covid - Ảnh minh họa: Truyền hình Thông tấn

Tháng 4/2021, ủy ban an toàn của Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã báo cáo rằng việc tiêm vắc xin này liên quan đến cục máu đông trong não, bụng và động mạch cũng như giảm tiểu cầu. Vào thời điểm đó, EMA và Cơ quan quản lý thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA) của Vương quốc Anh khẳng định lợi ích của vắc xin lớn hơn những rủi ro tiềm ẩn và khuyến khích mọi người nên tiêm chủng.

Trong thông cáo báo chí đưa ra tháng 11/2021, AstraZeneca cho biết hai tỷ liều vắc xin của họ đã được cung cấp cho các quốc gia trên thế giới trong chưa đầy 12 tháng sau lần phê duyệt đầu tiên.

Đến năm 2022, gã khổng lồ dược phẩm đã kiếm được lợi nhuận từ việc bán vắc xin COVID-19 và cho biết đã phân phối khoảng 102 triệu liều vắc xin thông qua chương trình COVAX trong quý 4/2022.

AstraZeneca thừa nhận nguy cơ vắc xin gây TTS sau 1 năm đấu tranh pháp lý để chống lại vụ kiện cho rằng vắc xin của hãng này gây tử vong và tổn thương nghiêm trọng trong nhiều trường hợp.

Vaccine của hãng AstraZeneca - Ảnh: Getty

Liên quan tới vụ việc nói trên, theo VTV, hàng chục quốc gia phương Tây đã đình chỉ sử dụng vaccine của AstraZeneca vào mùa xuân năm 2021 vì lo ngại nó có thể khiến một số bệnh nhân hình thành cục máu đông. Vào thời điểm đó, người đứng đầu chiến lược vaccine của Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) - ông Marco Cavaleri - nói rằng có mối liên hệ rõ ràng giữa việc tiêm vaccine AstraZeneca và cục máu đông trong não nhưng luôn khẳng định rằng lợi ích của việc tiêm vaccine vẫn lớn hơn rủi ro.

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 của AstraZeneca có hiệu quả 72%. Theo công ty này, tính đến tháng 4/2021, hơn 17 triệu người đã tiêm loại vaccine này ở EU và Vương quốc Anh, với chỉ dưới 40 trường hợp mắc bệnh huyết khối được báo cáo.

Tuệ Anh (TH)

Tin liên quan

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

Phân tích mô não người hiến tặng, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một hướng đi mới có...

Tưởng ngứa do nhiễm ký sinh trùng, ai ngờ bị bệnh phong

Suốt 2 năm, bệnh nhân tưởng mình nổi ngứa do nhiễm ký sinh trùng, không ngờ là mắc bệnh...

2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt: Bác sĩ đưa ra những khuyến cáo đề phòng 'tử thần'...

Trước sự việc hai người đàn ông ở Hà Tĩnh tử vong do sốc nhiệt khi đi ra đường giữa...

Người phương Tây học cách 'ngủ trưa bài bản'

Người lao động, nhân viên văn phòng ở các nước phương Tây đang học cách ngủ trưa để duy trì...

Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường

Thời tiết nóng nực khiến chúng ta dễ đổ mồ hôi giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và đào...

2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng

Trước sự việc hai người đàn ông ở Hà Tĩnh tử vong do sốc nhiệt khi đi ra đường giữa...

Những lưu ý quan trọng khi ăn cá rô phi để tránh gặp nguy hiểm!

Ăn cá rô phi có tốt không? Có lẽ không ít người có cùng câu hỏi như vậy bởi đây...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

22 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

22 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 12 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 12 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 12 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 17 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 17 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 21 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình