Phụ Nữ Sức Khỏe

Củ riềng và tác dụng chống ung thư mạnh mẽ

Lợi ích sức khỏe nổi bật nhất của củ riềng là khả năng chống lại và có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư và khối u một cách mạnh mẽ.

Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết, riềng có nguồn gốc từ các nước châu Á, được đưa vào y học cổ truyền với tên gọi là cao lương khương. Thân rễ riềng chứa một lượng nhỏ calo và các chất dinh dưỡng khác.

Riềng được phát hiện là có tác dụng tích cực đáng kể đối với các loại ung thư khác nhau, cũng như giảm các dạng viêm mãn tính thậm chí còn hơn cả các loại thuốc chống viêm.

Củ riềng có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ (Ảnh minh họa: Shutter Stock).

Ung thư dạ dày

Một nghiên cứu năm 2014 ở Iran đã phát hiện ra rằng chiết xuất riềng lỏng đã phá hủy đáng kể số lượng tế bào ung thư dạ dày trong một thử nghiệm trong phòng thí nghiệm sau 48 giờ.

Khối u ác tính

TS Giang cho biết, các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Chiayi ở Đài Loan đã nghiên cứu tác động của 3 hợp chất từ củ riềng đối với tế bào khối u ác tính (ung thư da) ở người. Cả 3 hợp chất đều có tác dụng chống tăng sinh, nghĩa là chúng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào mới.

Ung thư tuyến tụy

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 đã thử nghiệm nhiều hợp chất từ riềng trong phòng thí nghiệm và tác động của chúng đối với các tế bào ung thư tuyến tụy. 

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chúng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào mới và ức chế các con đường gen chịu trách nhiệm mở rộng tác động của ung thư.

Ung thư đại tràng

Lần đầu tiên riềng được nghiên cứu chống lại tế bào ung thư đại tràng ở người (vào năm 2013). Các nhà khoa học nhận thấy riềng gây ra quá trình tự hủy (apoptosis - tế bào chết theo chương trình) trên 2 loại tế bào ung thư đại tràng.

Ung thư vú

Vào năm 2014, một trường đại học ở Iran đã trình bày chi tiết rằng một chất chiết xuất từ củ riềng đã tạo ra quá trình chết theo chương trình trong dòng tế bào ung thư vú ở người, MCF-7, nhưng không gây hại cho các tế bào vú khỏe mạnh, MRC-5.

Ung thư gan

Một lý do khiến ung thư tàn phá cơ thể con người là do cách chúng di căn đến các cơ quan khác từ nơi bắt nguồn. Điều này đặc biệt đúng với ung thư gan. 

Một nghiên cứu của Đài Loan vào năm 2015 đã điều tra tác động của các hợp chất chiết xuất từ riềng đối với tế bào HepG2 (một loại tế bào ung thư gan). Họ phát hiện ra rằng các hợp chất tự nhiên làm giảm khả năng di căn bằng cách ngăn chặn các tế bào này bám vào các tế bào khỏe mạnh khác.

Ung thư đường mật

Chiết xuất kaempferol từ củ riềng được thử nghiệm trong một nghiên cứu ở Thái Lan năm 2017. Kết quả cho thấy, dường như nó mang lại cho các con chuột bị ung thư đường mật tuổi thọ cao hơn, tỷ lệ di căn ít hơn và không tạo ra bất kỳ tác dụng phụ đáng chú ý nào.

Dù vậy, cần có nhiều nghiên cứu hơn trên con người để xác định tác dụng của rễ riềng đối với bệnh ung thư.

Theo TS Giang, tác dụng phụ của riềng rất hiếm và thường chỉ xảy ra khi riềng được tiêu thụ với số lượng vượt quá mức thường thấy trong thực phẩm. Giống như hầu hết các loại thảo dược, chúng ta nên tránh sử dụng riềng khi đang mang thai, trừ khi được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Mặc dù rõ ràng riềng có những lợi ích đáng kinh ngạc theo khoa học hiện đại, nhưng tác dụng lâu đời nhất và thường được tìm kiếm nhất của riềng là tác dụng đối với chứng đau dạ dày.

Trong y học cổ truyền, riềng được sử dụng để làm dịu cơn đau dạ dày, giải quyết tiêu chảy, giảm nôn mửa và ngừng nấc cụt.

Theo Hà An/Dân Trí

Tin liên quan

Bánh Crepe cake yến mạch ngon chuẩn vị, ăn mãi không ngán

Bánh crepe ngàn lớp được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon cùng hình dáng bắt mắt. Cùng...

Điều gì xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn rau diếp cá?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn rau diếp cá là băn khoăn của nhiều người.

Nên mở hay đậy nắp xoong khi luộc rau?

Nên mở hay đậy nắp xoong khi luộc rau là băn khoăn của rất nhiều người, hãy cùng tìm giải...

Đậu nành ngon, bổ nhưng 'đại kỵ' với 6 nhóm người dưới đây

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành rất tốt cho sức khoẻ nhưng có 6 nhóm người dưới...

Chuyên gia chỉ cách bổ sung sắt, kẽm cho trẻ em qua ăn uống

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cha mẹ có thể bổ sung khoảng 50% nhu cầu sắt và kẽm cho...

Vỏ trái cây và rau củ có tốt cho sức khỏe?

Nhiều người hay gọt vỏ trái cây, rau củ trước khi ăn hoặc chế biến, nhưng có ý kiến cho...

Ăn khoai lang mỗi ngày có tốt?

Khoai lang tốt cho sức khoẻ nhưng ăn khoai lang mỗi ngày có tốt không là băn khoăn của...

Tin mới nhất

6 lợi ích của việc ăn 2 quả chà là mỗi ngày

6 giờ trước

Thịt vịt ngon và giàu dinh dưỡng nhưng có 4 nhóm người không nên ăn để tránh hại thân

6 giờ trước

Ngô nướng được coi là "thần dược mùa đông" nhưng 4 nhóm người này nên tránh ăn ngô kẻo “hại...

1 ngày 3 giờ trước

Không chỉ có quần áo, máy giặt còn làm sạch những món đồ này trong tích tắc!

1 ngày 3 giờ trước

Không ngờ vỏ quýt tưởng chừng bỏ đi nhưng lại chứa nhiều dưỡng chất hơn và là dược liệu quý

1 ngày 3 giờ trước

Không ngờ loại rau bình dân có nhiều ở Việt Nam lại là thuốc' bổ máu, bổ não, giúp tiêu...

2 ngày 7 giờ trước

Đừng vứt bã cà phê, bạn sẽ ngạc nhiên với những công dụng của chúng

2 ngày 7 giờ trước

Quả Phật Thủ từ mâm ngũ quả đến vị " thuốc quý" tốt cho sức khỏe

2 ngày 7 giờ trước

3 món có thể là 'đồng phạm' với ung thư nếu bị bỏ quên trong tủ lạnh

2 ngày 7 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình