Phụ Nữ Sức Khỏe

Có hơn 292.000 ca mắc, 112 ca tử vong do sốt xuất huyết, 6 dấu hiệu nguy hiểm cần biết

Một tuần ghi nhận hơn 10.000 ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước. Trong tuần qua cũng có 2 ca tử vong do sốt xuất huyết. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân các biện pháp phòng bệnh...

Cả nước ghi nhận 292.439 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 112 ca tử vong
Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 292.439 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 112 ca tử vong. Như vậy, so với tuần 43, số ca mắc sốt xuất huyết tuần này tăng khoảng hơn 10.000 ca, số tử vong tăng 2 ca, con số này tương đương với tuần trước đó.

So với cùng kỳ năm 2021 (56.240/21) số mắc sốt xuất huyết tăng 4,8 lần, số tử vong tăng 91 trường hợp.

Về dịch bệnh sốt xuất huyết, tại Hà Nội, theo báo cáo của Sở Y tế, từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận khoảng 10.000 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 12 ca tử vong (năm 2021 không có ca tử vong). Đặc biệt, số ca mắc gia tăng mạnh những tuần gần đây. Nếu như đầu tháng 9/2022, số ca mắc trong khoảng 500-700 ca/tuần, thì đến cuối tháng 10/2022, ghi nhận 1.200-1.400 ca/tuần.

Trước diễn biến tăng cao của dịch sốt xuất huyết, mới đây Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký ban hành Chỉ thị về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.

Chăm sóc, điều trị bệnh nhi sốt xuất huyết (Ảnh: TL)

Chỉ thị nhấn mạnh cần chủ động, quyết liệt, tập trung xử lý các ổ dịch không để lan rộng, kéo dài; phòng, chống sốt xuất huyết một cách triệt để, thực chất, ngăn chặn đẩy lùi dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố, hạn chế thấp nhất số ca mắc, tình trạng bệnh nhân chuyển nặng tử vong.
Về nguyên tắc thực hiện, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu nâng cao kỷ cương, trách nhiệm gắn với người đứng đầu; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân phụ trách. Huy động sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, hội, đoàn thể và người dân tham gia công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue. Tinh thần chung là không để dịch bệnh bùng phát, không để dịch chồng dịch; cơ quan, địa phương nào để dịch bệnh bùng phát do nguyên nhân chủ quan thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.
Tại TP. HCM, theo HCDC, từ đầu năm tới hết tháng 10/2022, Thành phố ghi nhận 70.370 ca mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, số ca sốt xuất huyết nặng là 1.600 ca, tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc tính đến tuần 44 là 2.3%, tăng hơn 3.4 lần so với cùng kỳ năm 2021.
6 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết cần biết

6 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết (nguồn :HCDC)

Ngành y tế khuyến cáo trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà, người chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu bệnh chuyển nặng như sốt cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục; bệnh nhân có thể giảm hoặc hết sốt nhưng li bì hoặc bứt rứt; nôn ói nhiều; đau bụng nhiều; tay chân lạnh ẩm; chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo; không tiểu trên 6 giờ...

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1.Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2.Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
3.Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
4.Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
5.Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
6.Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Tại phiên họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 vừa diễn ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cùng với phòng chống dịch COVID-19, tiếp tục quan tâm công tác tiêm chủng vaccine mở rộng; tăng cường phòng chống các dịch bệnh lưu hành, bệnh mới nổi khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ...

Theo Thái Bình/ Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Ba ứng viên vắc xin Covid-19 'made in Vietnam' hiện như thế nào?

Báo cáo mới nhất của Bộ Y tế thông tin hiện chưa có các kết quả nghiên cứu chính thức...

Loại bỏ 5 suy nghĩ độc hại để có cuộc sống tốt đẹp hơn

Nếu bạn có 5 suy nghĩ độc hại này trong đầu, đã đến lúc bạn loại bỏ chúng để có...

Ăn trái cây 'tráng miệng' sau bữa ăn gây hại cho cơ thể có đúng không? Nên ăn khi nào...

Bữa cơm sẽ ngon miệng và nhiều dinh dưỡng hơn khi có thêm trái cây tráng miệng. Thế nhưng...

Trị nám, tàn nhang tại nhà không hề khó như các nàng nghĩ nếu biết những cách dưới đây

Dù chưa có nám, tàn nhang thì bạn cũng nên chăm chút làn da theo những lưu ý dưới đây...

3 bộ phận trên khuôn mặt bỗng chuyển thâm đen, tối sầm lại là dấu hiệu báo động ‘đỏ’ sức...

Màu đen xuất hiện trên da thường là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang có vấn đề, đặc biệt...

4 thực phẩm giàu tính kiềm là “kẻ thù” của tế bào ung thư

Thường xuyên ăn các thực phẩm giàu tính kiềm giúp bạn khỏe và đẹp hơn. Đặc biệt, chúng còn có...

4 thói quen khó bỏ trước khi đi ngủ của người Việt tưởng bình thường ai ngờ hại hơn thức...

Những việc dưới đây gần như đã trở thành thói quen khó bỏ của rất nhiều người trước khi ngủ,...

Tin mới nhất

Hè nắng đổ lửa, không còn sợ lớp trang điểm ‘nhòe nhoẹt’ vì làn da nhiều dầu nhờ bí quyết...

2 giờ trước

Bí quyết 'đẹp bất chấp' mùa nắng với các tips siêu đơn giản

2 giờ trước

Nữ chính trong 'Lật mặt 7' của Lý Hải: Từng bị quỵt cát-xê nhưng vẫn đam mê diễn xuất, 70...

2 giờ trước

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

9 giờ trước

Giảm cân "siêu tốc": Nguy hiểm chực chờ!

9 giờ trước

Tưởng ngứa do nhiễm ký sinh trùng, ai ngờ bị bệnh phong

9 giờ trước

Hà Cảnh bất ngờ làm Cameo trong "Khó dỗ dành', đập tan tin đồn bất hòa với Bạch Kính Đình?

9 giờ trước

Dương Mịch chính thức chuyển hình thất bại vì Cáp Nhĩ Tân 1944?

9 giờ trước

Lưu Thi Thi có cảnh đi dưới mưa xứng đáng được 'phong thần', tiếp tục chứng minh đẳng cấp sao...

9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình