Phụ Nữ Sức Khỏe

Cô gái phải dùng thuốc an thần vì đêm vài lần vào toilet làm điều này, đi khám bất ngờ nghe tên bệnh mình mắc

Gần một tháng “sống chung” với nhà vệ sinh vì đi tiểu quá nhiều lần bất kể ngày đêm, cô gái trẻ đi khám và phát hiện căn bệnh lần đầu nghe tên.

Thanh Hằng, 26 tuổi, hiện làm nhân viên văn phòng tại Hà Nội. Gần một tháng nay cuộc sống của Hằng đảo lộn hoàn toàn khi cô bị đi tiểu quá nhiều lần cả ngày, lẫn đêm. “Ban đêm em phải dậy 3-4 lần, còn ban ngày cố nhịn thì được 30 phút, nếu không chỉ 10 phút lại phải chạy ra nhà vệ sinh”, Hằng nói.

Điều này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc của Hằng. Do đêm mất ngủ nên ban ngày Hằng uể oải, không tập trung vào công việc. Khi đến cơ quan, cô gái trẻ cũng ngại với đồng nghiệp vì liên tục phải đi toilet.

Tôi phải uống cả thuốc an thần mà vẫn không thể tập trung vào công việc được”, Hằng nói và chia sẻ thêm, trước cô từng một lần viêm đường tiết niệu, nhưng đã được điều trị khỏi. Lần này khi gặp tình trạng như vậy, Hằng nghĩ mình bị tái viêm nên mua kháng sinh, thuốc về uống. Thế nhưng, suốt 3 tuần uống thuốc vẫn không cải thiện được tình hình.

Việc đi tiểu đêm nhiều lần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh. Ảnh minh họa. 

Lần trước tôi viêm tiết niệu kèm theo đái buốt, đái rắt. Lần này triệu chứng ấy không hề có, mà chỉ thấy bụng lúc nào cũng căng và tức, vừa đi tiểu xong lại buồn. Có lần tôi nhịn uống nước nhưng vẫn bị kích thích, tức bụng không thể chịu đựng được”, Hằng chia sẻ.

Gần đây, Hằng đến Bệnh viện E thăm khám. TS.BS Nguyễn Đình Liên - Trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học (Bệnh viện E) cho biết, qua thăm khám không phát hiện bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu, không mắc bệnh lý lây qua đường tình dục, mà nguyên nhân là do bàng quang tăng hoạt.

Rất nhiều trường hợp gặp tình trạng tương tự - chỉ xuất hiện triệu chứng đi tiểu nhiều, không phát hiện viêm nhiễm, kiểm tra mãi vẫn không tìm ra bệnh. Sau đó, người bệnh phải “sống chung với lũ”, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sống”, bác sĩ Liên chia sẻ.

Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh, Hằng được chỉ định điều trị nội trú 1 tuần. Tại đây, ngoài dùng thuốc, nữ bệnh nhân còn được hướng dẫn cách nhịn tiểu, và bơm tăng dung tích bàng quang. “Những ngày đầu, bác sĩ chỉ bơm 100ml em đã cảm thấy tức bụng, khó chịu vô cùng. Sau đó, quen dần đến giờ có thể tăng lên đến 400ml, trong khi thể tích bàng quang trung bình chỉ khoảng 300ml”, Hằng chia sẻ.

Bệnh bàng quang tăng hoạt tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng sống. Ảnh minh họa. 

Hiện sau một tuần điều trị, tình trạng bệnh nhân đã ổn định hơn, đêm đi tiểu một lần, ban ngày khoảng 3 tiếng mới phải vào nhà vệ sinh. Tâm trạng bệnh nhân đã tốt hơn nhiều so với lúc mới vào viện. Bác sĩ Liên tư vấn, trường hợp này sau khi ra viện vẫn phải điều trị bằng thuốc, tập nhịn tiểu theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Đình Liên cho biết, bàng quan tăng hoạt không phải bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sống của người bệnh. Vì thế, khi thấy triệu chứng tiểu nhiều, đi tiểu xong vẫn căng tức bụng thì nên đi khám và nghĩ đến bị bàng quang tăng hoạt.

Để phòng và điều trị bệnh hiệu quả, bác sĩ Liên cho rằng việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống là rất quan trọng. Theo đó, người bệnh nên viết “nhật ký đi tiểu” để theo dõi, tập đi tiểu theo giờ, điều chỉnh chế độ ăn uống (hạn chế một số thức ăn và thức uống có tính kích thích), điều chỉnh lượng nước uống vừa phải. Nếu bị tiểu đêm nhiều thì nên hạn chế uống nước sau 18 giờ hoặc trong vòng 3-4 giờ trước khi ngủ.

Ngoài ra, việc tuân thủ điều trị thuốc cũng rất quan trọng. Thực tế, nhiều người sau 1-2 tuần điều trị ổn định đã ngừng thuốc, trong khi thuốc phải dùng kéo dài đến 2-3 tháng. Chính việc không tuân thủ điều trị khiến bệnh dễ tái phát và tình trạng sẽ nặng nề hơn.

Theo Lê Phương/Tri thức & cuộc sống

Tin liên quan

Nghiên cứu mới chỉ ra thực phẩm siêu chế biến có tác động tiêu cực đến não

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm siêu chế biến, được biết là có liên quan đến béo phì...

Bác sĩ cảnh báo gối quá cao có thể gây đột quỵ và dẫn đến tử vong

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng chiều cao gối không phù hợp có thể gây ra những nguy cơ...

Thời tiết nồm ẩm có người sáng bình thường chiều đã phải nhập viện vì khó thở, bác sĩ chỉ...

Thời tiết nồm ẩm kéo dài khiến cho nhiều người phải nhập viện, đặc biệt là các bệnh liên quan...

Chạy bộ có thể thay thế việc uống thuốc trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường?

Chỉ ba tháng sau khi bắt đầu chạy bộ thường xuyên, lượng đường trong máu của ông đã giảm trở...

Cô gái 24 tuổi gục xuống khi bị chẩn đoán ung thư gan, bác sĩ chỉ ra dấu hiệu cơ...

Ung thư gan khi còn trẻ, cô gái được bác sĩ chẩn đoán do quá chủ quan.

Đau dạ dày nên làm gì để giảm đau hiệu quả?

Khi bị đau dạ dày nên làm gì để giảm các triệu chứng của bệnh, không gây khó chịu, mệt...

Cách trị đau nửa đầu đơn giản không cần dùng thuốc

Đau nửa đầu là căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Có những cách trị đau nửa đầu đơn giản...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

1 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

1 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

1 giờ trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

1 ngày trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

1 ngày trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 14 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 14 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 16 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình