Phụ Nữ Sức Khỏe

Cam thảo nhiều công dụng nhưng ai cần tránh xa?

Cam thảo xuất hiện ở hầu hết các bài thuốc cổ truyền. Tuy nhiên, nếu dùng liên tục hoặc sai đối tượng, vị thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng cho người bệnh.

Tôi rất thích uống trà có cam thảo nhưng nhiều người nói uống nhiều có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe? Điều đó có đúng không? Xin bác sĩ tư vấn (Lê Liên, Hà Nội)

PGS.TS Nguyễn Thị Bay, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3, tư vấn:

Cam thảo hay cam thảo bắc là một loài thực vật có hoa bản địa châu Á. Cây cam thảo sống lâu năm và được sử dụng làm dược liệu chữa bệnh, thường là thân và rễ cây. Thành phần chủ yếu của cam thảo là saponin steroid và flavon. Saponin steroid có tác dụng tương tự cortisol của Tây y.

Cam thảo có tác dụng chống viêm, giảm ho, giảm đau hiệu quả, giải độc, chống co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa, chữa viêm loét dạ dày, ợ nóng, đau bụng… Một số nghiên cứu còn cho thấy cam thảo có thể trị được bệnh suy tuyến thượng thận. 

Trong hầu hết trường hợp, cam thảo có thể an toàn. Tuy nhiên, nếu sử dụng cam thảo mỗi ngày trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng huyết áp, nồng độ kali thấp, suy nhược, tê liệt và thỉnh thoảng gây tổn thương não ở người khỏe mạnh. Do đó, người bệnh không nên dùng cam thảo thường xuyên.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ cam thảo hoặc lấy rễ cam thảo để làm chất bổ sung. Không nên dùng cam thảo với người bị viêm thận có biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít và trường hợp viêm gan, xơ gan đã có biểu hiện phù nề.

Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định không nên dùng cam thảo. Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, người yếu mệt lâu ngày hoặc người cao tuổi,… nếu dùng cam thảo sẽ có nguy cơ tăng khả năng táo bón.

Bác sĩ Bay cho biết, cam thảo được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y vì có tác dụng điều hòa các vị thuốc, đưa các vị thuốc đến mô đích, giúp tương tác tốt với nhau, giữ vai trò là tá dược. Nếu muốn dùng cam thảo chữa bệnh, người bệnh nên đến gặp thầy thuốc để được cấu tạo bài thuốc phù hợp và an toàn.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bay/Vietnamnet

Tin liên quan

Quan hệ với nhiều bạn tình đồng giới, trai trẻ mắc căn bệnh "hiểm" hiếm gặp

Hai người còn rất trẻ đã được các bác sĩ tại TPHCM phát hiện mắc căn bệnh nguy hiểm và...

Người phụ nữ quên vòng tránh thai trong cơ thể 20 năm, kết quả tìm thấy vòng ở nơi không...

Người phụ nữ 60 tuổi đến bệnh viện để tháo vòng tránh thai sau 20 năm đặt trong cơ thể....

“Chuyện ấy” sau sinh có gì thay đổi?

Không chỉ ảnh hưởng đến nhan sắc, sức khỏe mà sau sinh nhiều chị em còn lo lắng việc sinh...

Mẹ bầu chảy máu sau khi làm “chuyện ấy”: Báo động đỏ về những bệnh lý nguy hiểm

Sau chuyện chăn gối vợ chồng, mẹ bầu phát hiện chảy máu ở âm đạo và rất lo lắng. Trên...

Đỡ đẻ thành công cho sản phụ bị ảo giác, ảo thanh, hoang tưởng bị hãm hại

Vừa qua, các bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam đã đỡ đẻ thành công cho...

Hay bị chảy nước miếng khi ngủ, phải làm sao?

Ngủ bị chảy nước miếng là hiện tượng sinh lý tự nhiên nhưng cũng có thể do các bệnh lý...

Trẻ 12 tuổi, đêm ngủ hay đái dầm có phải đi khám?

Trẻ đái dầm (tiểu dầm) ban đêm cần được đưa đến bác sĩ để thăm khám, đánh giá tần suất...

Tin mới nhất

Cách chế biến canh củ sen hầm sườn non thơm ngon đãi cả nhà

1 giờ trước

Các món ăn từ bí đỏ vừa ngon lại dễ làm, ai cũng thích

1 giờ trước

Lợi ích không ngờ khi bạn uống 1 - 2 ly nước chanh mỗi ngày

7 giờ trước

Chiên xong đừng vội ăn ngay, làm thêm bước này món cá ngon gấp 10 lần

1 ngày 2 giờ trước

Cách làm tai heo ngâm chua ngọt ăn là ghiền

1 ngày 2 giờ trước

Được mệnh danh là 'thuốc quý trị bệnh phụ nữ', phòng được cả đột quỵ: Loại cỏ mọc khắp Việt...

1 ngày 6 giờ trước

Loại củ được người Hàn, Nhật coi là 'báu vật' vì bổ như nhân sâm, ở Việt Nam lăn lóc,...

1 ngày 6 giờ trước

Làm bánh cookies dừa giòn tan thơm phức siêu dễ bằng nồi chiên không dầu

1 ngày 6 giờ trước

Cách làm cơm gà Hội An nhanh, dễ lại ngon vô cùng

1 ngày 21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình