Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, có nguồn gốc ở Ấn Độ. Ăn sống thì vị cà hơi đắng, nhưng nấu chín sẽ mất vị đắng và có mùi thơm dễ chịu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thành phần của cà tím có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid.
Trong mỗi 100g cà tím có chứa khoảng 3g chất xơ, 0.2g chất béo, nhóm Vitamin B1, B3, B6, B9, B5, B2, Vitamin E, Choline, Vitamin K. Ngoài ra, cà tím còn chứa nhiều khoáng chất như Đồng, Mangan, Magie, Kali và nhóm hàm lượng ít hơn bao gồm: Kẽm, Sắt, Canxi, Phốt pho,...
Đặc biệt, cà tím có lượng calo thấp chỉ khoảng 24 calo trong mỗi 100g tương đương với 1.7% lượng calo cần nạp vào hằng ngày. Có thể thấy cà tím là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Tuy có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng nếu kết hợp sai cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, khi ăn cà tím không nên kết hợp với 2 thực phẩm này:
Không nên ăn cùng cua
Cua cũng là loại thực phẩm tương đối ngon. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là cà tím và cua không nên ăn cùng nhau, có thể gây hại cho đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Cua và cà tím cả hai đều có tính lạnh, nếu ăn cùng nhau sẽ gây ra cảm giác khó chịu ở đường tiêu hóa, có thể dẫn tới tiêu chảy nặng. Đặc biệt những người có tỳ vị hư hàn không nên ăn cả hai thực phẩm này cùng lúc, nếu không sẽ gây tổn hại cho cơ thể.
Không nên ăn cùng khoai lang
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang khá cao, có thể hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ đường tiêu hóa. Nếu ăn cà tím và khoai lang cùng lúc sẽ gây kích ứng dạ dày mạnh, bị chướng bụng, lâu dài có thể gây loét dạ dày, chảy máu dạ dày.
3 nhóm đối tượng nên tránh xa món cà tím vì không hề tốt cho sức khỏe:
Người thiếu máu, thiếu sắt
Vỏ cà tím có chứa anthocyanin. Chất này sẽ "bắt giữ" các ion sắt có trong các thực phẩm khác và trong cơ thể, làm cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể. Ngoài ra, nó cũng làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ các ion kẽm và đồng. Bởi vậy, những người bị thiếu máu, thiếu sắt nên tránh ăn cà tím và bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan động vật.
Người dị ứng cà tím
Trong một số trường hợp hiếm hoi, một hoặc nhiều hợp chất gây ra phản ứng dị ứng, bao gồm phát ban, sưng tấy và khó thở. Bất kỳ ai gặp phải các triệu chứng này nên nhận được sự trợ giúp y tế khẩn cấp, vì họ có thể bị sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng.
Người có chức năng tiêu hóa kém
Những người này ăn cà tím tuy không gây ra đau bụng, khó tiêu như đối với trẻ nhỏ nhưng họ vẫn có thể cảm thấy khó chịu vì sau khi ăn cà tím bởi lớp vỏ rất dai và cứng. Nếu muốn ăn cà tím nhóm người này nên gọt vỏ để tránh làm tăng gánh nặng lên dạ dày.