Phụ Nữ Sức Khỏe

Biến thể phụ nào của Omicron gây lây nhiễm nhiều nhất tại Việt Nam?

Ca mắc Covid-19 đang gia tăng nhanh thời gian gần đây, đáng chú ý có một tỷ lệ bệnh nhân nhiễm các biến thể phụ của chủng Omicron trong cộng đồng.

Biến thể phụ nào chủ đạo gây ra Covid-19 tại Việt Nam?

Số ca Covid-19 tại Việt Nam có xu hướng gia tăng đáng kể những ngày qua. Số liệu từ Bộ Y tế ghi nhận cả nước có 1.668 ca mắc trong ngày 30/7, trong đó có một tỷ lệ lớn bệnh nhân là các trường hợp tái nhiễm lần 2, thậm chí lần 3.

Đáng chú ý, Việt Nam hiện tại đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể BA.4, BA.5 và BA.2.12.1 của chủng Omicron trong cộng đồng. Nguy hiểm hơn, đây đều là những biến thể lây lan nhanh, có khả năng "né" miễn dịch.

Các biến thể phụ của Omicron có tốc độ lây lan nhanh và khả năng “né” được miễn dịch (Ảnh minh họa)

Tại Hà Nội, thống kê từ đầu năm đến ngày 22/7, địa phương này đã tiến hành giải trình tự gen 287 mẫu bệnh phẩm dương tính tại cộng đồng.

Trong đó, Omicron vẫn là biến thể chiếm ưu thế, hiện đã được phát hiện tại 30/30 quận huyện với 265/287 mẫu (92,3%); còn lại 22/287 mẫu (7,7%) nhiễm biến thể Delta.

Đối với biến thể Omicron, dòng BA.2 chiếm ưu thế với 150/265 mẫu (56,6%); còn lại BA.2.3 (81 trường hợp, chiếm 30,6%); BA.2.3.2 (19 trường hợp, chiếm 7,2%); BA.1 (5 trường hợp, chiếm 1,9%); BA.1.1 (5 trường hợp, chiếm 1,9%), BA.5 (3 trường hợp, chiếm 1,1%); BA2.1 (1 trường hợp, chiếm 0,4%); BA.2.17 (1 trường hợp, chiếm 0,4%).

Dự báo từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội, Thủ đô giai đoạn tới có thể ghi nhận trung bình 200 ca Covid-19/ngày.

Đánh giá từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Omicron sẽ tiếp tục là biến thể thống trị lưu hành trên toàn thế giới. Đến nay biến thể BA.5 đã được báo cáo tại 100 quốc gia và tiếp tục thúc đẩy sự gia tăng số trường hợp mắc, nhập viện và điều trị tại ICU.

Tiêm vaccine là giải pháp tốt nhất phòng chống dịch

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương khẳng định, tiêm vaccine phòng bệnh Covid-19 đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chiến dịch phòng chống dịch. Vaccine góp phần kiểm soát dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc, ngăn tình trạng chuyển, nhập viện và tử vong, tạo điều kiện phục hồi cũng như phát triển kinh tế, xã hội.

Thứ trưởng Bộ Y tế tái khẳng định Việt Nam thời gian qua đã rất thành công trong việc đạt tỷ lệ bao phủ vaccine liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên.

“Tuy nhiên, Bộ Y tế ghi nhận đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là ở một bộ phận người dân. Nhiều địa phương không đạt tiến độ tiêm mũi 3, mũi 4 như yêu cầu. Một số nơi thậm chí xuất hiện tình trạng do dự, né tránh tiêm vaccine Covid-19”, bà Nguyễn Thị Liên Hương cho hay.

Những nguyên nhân này dẫn đến thời điểm hiện tại tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 và mũi 4 ở người từ 18 tuổi trở lên tại Việt Nam mới chỉ đạt lần lượt 67% và 31%.

Mũi nhắc lại vaccine Covid-19 giúp giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 và diễn biến nặng (Ảnh minh họa)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC), hiệu quả của vaccine sẽ giảm dần sau từ 3 - 6 tháng tiêm mũi vaccine liều cơ bản. Lúc này, người dân cần tiêm nhắc lại mũi 3, mũi 4 để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

“Dịch Covid-19 vẫn đang hết sức phức tạp, khó lường trên thế giới. Việt Nam mới đây cũng đã ghi nhận sự xuất hiện biến thể phụ BA.5 của biến chủng Omicron. Việc tiêm vaccine mũi nhắc lại ngay lúc này là rất cần thiết”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nói, đồng thời nhấn mạnh vaccine tốt nhất là vaccine sử dụng sớm nhất.

Liên quan vấn đề này, GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho hay, Việt Nam đã trải qua 5 đợt dịch với những biến chủng Covid-19 khác nhau. Dù mỗi loại vaccine có hiệu quả đáp ứng cũng như kháng thể khác nhau với từng loại biến chủng, nhưng nhìn chung, vaccine vẫn có tác dụng giảm ca bệnh diễn biến nặng, phải nhập viện hay tử vong.

“Nơi nào chưa an toàn đồng nghĩa vùng đó chưa tiêm chủng, vùng kháng thể chưa đảm bảo, nguy cơ lây lan nhiều, tiềm ẩn phát sinh biến chủng mới” - GS.TS Phan Trọng Lân nói.

Cùng quan điểm, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho rằng giải pháp về việc tiêm vaccine vẫn hữu hiệu khi so sánh 2 đợt dịch ở 2 miền đất nước thời gian qua. Theo đó, tại miền Bắc, số lượng ca mắc phải nhập viện, diễn biến nặng và tử vong ở giai đoạn sau thấp hơn nhiều dù biến chủng có thay đổi.

Theo Quang Minh/Gia Đình Việt Nam

Tin liên quan

Đột tử do tăng ca liên tục: Cảnh báo 4 thói quen chết người ở thanh niên trẻ

Từ chuyện cô gái 22 tuổi đột tử vì tăng ca liên tục đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh...

Bài thuốc điều trị họng khô, miệng khát

Họng khô miệng khát là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh khác nhau...

Sáng 1/8: Có 3 dấu hiệu chính mắc bệnh đậu mùa khỉ; 1 tuần ghi nhận hơn 10 nghìn ca...

Tổng số ca COVID-19 trong tuần từ 25-31/7 là 10.062; trong đó ngày 29/7 với 1.803 ca COVID-19 cao nhất...

Đã có người chết vì đậu mùa khỉ, tiêm vắc xin đậu mùa có phòng được đậu mùa khỉ?

Ngày 28/7, người đàn ông 41 tuổi với nhiều bệnh nền ở Brazil đã chết vì đậu mùa khỉ. Nạn...

Đậu mùa khỉ lây lan nhanh ở Singapore

Một người Philippines bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đã được phát hiện khi nhập cảnh Singapore, khiến quốc gia...

5 loại rau củ giúp dưỡng da, trẻ đẹp từ bên trong

Bí đao, bơ, giá từ đỗ xanh, khoai tây, cà chua là một số trong những loại rau củ giàu...

5 dấu hiệu chuẩn xác của ung thư đại trực tràng

Một số triệu chứng của ung thư đại tràng rất giống bệnh lý thông thường hay gặp nên người dân...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình