Phụ Nữ Sức Khỏe

Đã có người chết vì đậu mùa khỉ, tiêm vắc xin đậu mùa có phòng được đậu mùa khỉ?

Ngày 28/7, người đàn ông 41 tuổi với nhiều bệnh nền ở Brazil đã chết vì đậu mùa khỉ. Nạn nhân trở thành trường hợp tử vong đầu tiên liên quan căn bệnh này bên ngoài châu Phi.

Người đàn ông gặp vấn đề nghiêm trọng về hệ miễn dịch, đã chết ở Belo Horizonte, thủ phủ bang Minas Gerais, đông nam Brazil hôm 28/7.

Trước đó, vào ngày 23/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.

Theo WHO, hơn 18.000 trường hợp đã được phát hiện trên khắp thế giới bên ngoài châu Phi kể từ đầu tháng 5. Bệnh được phát hiện ở 78 quốc gia, với 70% trường hợp ở châu Âu và 25% ở châu Mỹ.

Tỷ lệ tử vong ở khu vực Tây Phi đã được ghi nhận là khoảng 1%, trong khi đối với khu vực lưu vực Congo tỷ lệ này có thể lên tới 10%.

Điều này cũng dấy lên lo ngại một dịch bệnh mới, nguy cơ xâm nhập rất lớn vào Việt Nam. Nhiều người băn khoăn liệu việc tiêm vắc xin đậu mùa có tác dụng bảo vệ với bệnh đậu mùa khỉ hay không dù hầu hết các nước trong đó có Việt Nam hiện nay không còn dự trữ loại vắc xin này.

Ảnh minh họa: Internet

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết người ta thấy những người được tiêm vắc xin đậu mùa được bảo vệ ít nhất 85% với bệnh đậu mùa khỉ.

Tuy nhiên, thế giới đã loại trừ vĩnh viễn bệnh đậu mùa từ cuối những năm 70 và đầu năm 80, vì thế hiện nay rất ít nước còn dự trữ vắc xin đậu mùa. Dây chuyền sản xuất đã đóng cửa từ lâu, chỉ một số nước tái khởi động lại các dây chuyền này.

BS Trung Cấp nhấn mạnh, hiện chưa có chỉ định tiêm vắc xin rộng rãi bệnh đậu mùa khỉ với tất cả mọi người dân. Hiện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng thống nhất chỉ tiêm cho đối tượng nguy cơ cao như người làm ở phòng xét nghiệm, tiêm sớm với những người gọi là F1, người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân để ngăn ngừa diễn tiến của bệnh. Nếu phát bệnh sớm thì diễn biến bệnh nhẹ đi nhiều so với người chưa tiêm.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Quyền trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, BS Socorro Escalante cho biết, WHO không khuyến cáo sử dụng vắc xin tiêm đại trà cho người dân.

Một số vắc xin đã được đăng ký lại để được phép sử dụng trong trường hợp việc tiêm chủng cần được thực hiện.

Tuy nhiên, BS Socorro Escalante cũng thông tin việc tiêm chủng vắc xin đậu mùa khỉ có thể được tiến hành cho các nhóm: Người đã tiếp xúc với người bệnh, tiêm phòng sau phơi nhiễm; Người hỗ trợ các trường hợp mắc bệnh, tiêm chủng chủ động cho nhóm này để phòng ngừa lây nhiễm gồm nhân viên y tế, nhân viên làm việc tại các phòng xét nghiệm. 

"Hiện tại căn cứ trên sự rủi ro, lợi ích, cộng thêm virus đậu mùa khỉ không dễ lây lan, bệnh có thể tự khỏi nên chúng ta không cần tiêm chủng đại trà vào thời điểm này", Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh.

Các chuyên gia cho biết, biểu hiện triệu chứng của bệnh tương tự như bệnh đậu mùa, tuy nhiên, hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to. Các triệu chứng thường gặp như sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da.

Các triệu chứng thường tự khỏi trong vòng 2 đến 3 tuần, tuy nhiên, bệnh có thể diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ mang thai (gây thai chết lưu hoặc mắc đậu mùa khỉ bẩm sinh) hoặc người suy giảm miễn dịch.

Thời gian ủ bệnh thường từ 6 đến 13 ngày nhưng có thể dao động từ 5 đến 21 ngày. Thời gian người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác là từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi tất cả các lớp vảy trên các vị trí phát ban bong tróc hết.

Theo N.Huyền/Infonet

Tin liên quan

Đậu mùa khỉ lây lan nhanh ở Singapore

Một người Philippines bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đã được phát hiện khi nhập cảnh Singapore, khiến quốc gia...

5 loại rau củ giúp dưỡng da, trẻ đẹp từ bên trong

Bí đao, bơ, giá từ đỗ xanh, khoai tây, cà chua là một số trong những loại rau củ giàu...

5 dấu hiệu chuẩn xác của ung thư đại trực tràng

Một số triệu chứng của ung thư đại tràng rất giống bệnh lý thông thường hay gặp nên người dân...

Đậu mùa khỉ, khẩn cấp vì quá nhiều ẩn số

Ngày 23/7, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã ban bố tình...

Sáng 31/7: Biến thể phụ nào của Omicron khiến ca COVID-19 tuần này ở nước ta tăng hơn 40%?

So với tuần trước, trong tuần này số mắc COVID-19 tăng hơn 40%, cả nước chỉ ghi nhận 1 trường...

Tiền Giang: Ghi nhận ca nhiễm biến chủng BA.5 đầu tiên

Ngày 30/7, Bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Thanh Nhơn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tiền...

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây...

Tin mới nhất

Khó ngủ vào ban đêm làm nhiều người mệt mỏi, các chuyên gia bật mí một phương pháp cực hiệu...

6 giờ trước

Suýt mất thị lực vĩnh viễn sau khi phun xăm chân mày, cô gái sợ hãi đến bệnh viện

6 giờ trước

Bệnh tay chân miệng đang vào đỉnh dịch: 2 dấu hiệu 'báo động đỏ' cần đưa trẻ đến bệnh viện...

6 giờ trước

Chuyên gia chỉ ra cách chữa trị hiệu quả nhất đối với những người viêm mũi dị ứng

12 giờ trước

Cảnh báo gan nhiễm mỡ: Sưng tấy ở những bộ phận cơ thể này có thể là dấu hiệu bệnh...

12 giờ trước

'Đèn đỏ' có thể gây đau đầu, ảnh hưởng tâm trí và còn gì nữa?

19 giờ trước

Vì sao người ngủ ngáy luôn nói họ không ngáy?

19 giờ trước

Kiểu áo blouse 'bánh bèo' giúp bạn gái ghi điểm tuyệt đối vì xinh đẹp, thời thượng như tiểu thư

19 giờ trước

Cách bôi kem dưỡng mắt theo hình chữ S: Mẹo ít ai biết giúp chị em U40 trẻ ra chục...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình