Phụ Nữ Sức Khỏe

Biến thể phụ BA.2.12.1 xuất hiện có nguy hiểm không?

Hiện nay Omicron BA.2.12.1, loại biến thể Omicron phụ càn quét nhiều nơi trên thế giới vừa mới xuất hiện ở Việt Nam. Từ tháng 5 năm nay, BA.2.12.1 đã gây ra làn sóng mắc COVID-19 mới ở Mỹ (60% tổng số ca mắc COVID). Vậy, biến thể phụ này có gây nguy hiểm không?

1.Biến thể phụ là gì?

Omicron là một loại biến thể phụ của virus SARS-CoV-2. Omicron lại có nhiều biến thể phụ khác nhau và có thể gây ra các triệu chứng cho người nhiễm bệnh giống với hầu hết các biến thể khác. Omicron cũng lây nhiễm qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp giữa người với nhau.

Việt Nam hiện nay đã ghi nhận thêm các biến thể phụ mới của chủng Omicron đang gây ra làn sóng dịch trên thế giới như BA.4; BA.5 và gần đây nhất là xuất hiện biến thể BA.2.12.1.

2.Sự xuất hiện của biến chủng BA.2.12.1 gây ra bất lợi gì?

Biến thể mới xâm nhập BA.2.12.1 cũng có khả năng lẩn tránh miễn dịch nhưng ít hơn BA.4, BA.5. Trên thế giới, việc tăng tỷ lệ nhiễm BA.4, BA.5 và BA.2.12.1 đã dẫn đến tăng số ca mắc mới ở nhiều quốc gia do đặc tính lây nhiễm nhanh, vì vậy, cùng với việc gia tăng ca bệnh cũng dẫn đến sự gia tăng số ca nặng nhập viện, cấp cứu và tăng số ca tử vong.

3.Đặc điểm của biến thể phụ BA.2.12.1

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC Mỹ), BA.2.12.1 là một dòng phụ của Omicron "tàng hình" BA.2. Và biến thể phụ này đều có nguồn gốc từ Omicron lần đầu ghi nhận ở Botswana và Nam Phi vào tháng 11/2021. BA.2.12.1 có một sự biến đổi gene ở phần protein gai của virus để bám vào tế bào người khi gây lây nhiễm. Vì vậy, BA.2.12.1 có khả năng gây lây nhiễm cao hơn 25% so với Omicron "tàng hình" BA.2. Trong khi đó, Omicron "tàng hình" BA.2 đã có khả năng lây nhiễm cao hơn chủng gốc Omicron đến 50%.

Thậm chí, dù đã phòng ngừa bằng vaccine, các chủng sau mặc dù gây bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng số ca nhiễm tăng nhanh cũng tạo sức ép lên hệ thống y tế.

4.Omicron "tàng hình" có gì khác so với biến thể gốc?

Những nghiên cứu ban đầu cho thấy Omicron tàng hình có khả năng lây nhiễm cao hơn đến 30% so với biến thể Omicron gốc (chủng BA.1 và BA.1.1). Và những ghi nhận tại Đan Mạch với tỷ lệ nhập viện do biến thể BA.2 tàng hình tương đương với Omicron gốc, nhẹ hơn so với biến thể Delta. Cơ quan Y tế công cộng của châu Phi cũng nhận định BA.2 tàng hình không gây ra bệnh nặng hơn BA.1. Theo WHO, BA.2 tàng hình khác biệt với BA.1 ở trình tự gene của nó, gồm những khác biệt về axit amin trong protein đột biến và các protein khác. Cụ thể, BA.2 tàng hình có lợi thế tăng trưởng hơn, dễ lây truyền hơn BA.1.

5.Triệu chứng khi mắc Omicron BA2.12.1

Giống như các triệu chứng COVID trước đó hay gặp ở biến thể Omicron, BA.2.12.1 thường tấn công đường hô hấp trên với các triệu chứng giống như cảm lạnh, cúm mùa hay dị ứng do thời tiết như ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi, đau cơ, giảm thị giác hay khứu giác.

Triệu chứng ban đầu khi mắc BA.2.12.1 thường là ngứa họng hoặc viêm họng, hắt hơi, sổ mũi. Những triệu chứng này có thể nhẹ hoặc tiến triển thành các triệu chứng COVID điển hình hơn như ho, hụt hơi, khó thở, sốt hoặc ớn lạnh, mệt mỏi hoặc đau mỏi người, đau đầu, mất mùi, mất vị giác, viêm họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, buồn nôn hoặc nôn hoặc tiêu chảy.

Theo các chuyên gia, người có nguy cơ cao hơn thường tiến triển bệnh COVID nặng khi mắc biến thể BA.2.12.1, đó là người chưa tiêm vaccine. Cần lưu ý là với người đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19, đặc biệt là người đã tiêm liều bổ sung ít có nguy cơ chuyển nặng khi mắc Omicron BA.2.12.1.

Triệu chứng BA.2.12.1 có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác như cảm lạnh hay cúm, đặc biệt đối với những người có tiền sử dễ mắc các bệnh này. Vì thế, khi gặp các triệu chứng như viêm họng, sổ mũi, đau đầu hay ho thì bạn nên làm xét nghiệm COVID-19 để cách ly tại nhà và điều trị phù hợp.

6.Lời khuyên của thầy thuốc

Chúng ta không nên chủ quan, xem thường khi dịch bệnh COVID-19 đã cơ bản được khống chế, cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt không quên đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, khi trở về nhà phải sát khuẩn tay, hạn chế đến mức tối đa tập trung đông người và đặc biệt lưu ý là cần tiêm vaccine cho các đối tượng trong diện cần tiêm chủng, tích cực tiêm vaccine mũi nhắc lại (mũi 3) và mũi tăng cường (mũi 4). Nếu gặp các triệu chứng kể trên hoặc nghi ngờ mắc COVID-19, nên làm xét nghiệm, cách ly tại nhà, đồng thời thông báo cho cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Theo TS.BS Bùi Khắc Hậu/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Chỉ còn 10% cơ hội sống sau nhiễm loại nấm hiếm gặp, siêu nguy hiểm

Nhận kết quả xét nghiệm bệnh nhân mắc viêm màng não do nhiễm nấm Cryptococcus, cả bác sĩ và bệnh...

Bệnh nhân cúm A: 'Cả đời tôi chưa bao giờ ốm như thế này’

Giữa khoảng thời gian cao điểm của dịch cúm A, nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị do những...

Ngất liên tục có nguy hiểm không?

Ngất không nguy hiểm cho tính mạng nhưng có thể là gợi ý của nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Sở Y tế TP.HCM họp bàn phương án ứng phó dịch đậu mùa khỉ

Sau khuyến cáo từ WHO và Bộ Y tế về bệnh đậu mùa khỉ, Sở Y tế TP.HCM đẩy mạnh...

Gia tăng bệnh nhân mắc cúm A, người dân nên tiêm vaccine phòng bệnh

Những ngày qua, tại nhiều cơ sở y tế ghi nhận sự gia tăng bất thường số lượng bệnh nhân...

Giảm bớt lo lắng trong vài phút với thủ thuật chánh niệm 54321

Khi bạn cảm thấy hoảng loạn, hãy thử thủ thuật 54321, được các nhà tâm lý học tư vấn.

Mẹo trị ngứa khi bị côn trùng cắn không để lại sẹo tại nhà

Cái nóng mùa hè thu hút nhiều côn trùng đến nhà và môi trường xung quanh của chúng ta hơn,...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình