Điều trị bệnh tiểu đường dựa trên việc cải thiện thói quen sinh hoạt chẳng hạn như ăn uống và vận động. Tuy nhiên, nó không thể tiến triển suôn sẻ bằng các phương pháp, mục tiêu cực đoan và bất hợp lý. Vì vậy, cần tìm kiếm những biện pháp có thể duy trì cả đời. Tại đây, chúng tôi sẽ giới thiệu "3 thói quen nên bắt đầu ngay lập tức" và "3 thói quen nên dừng ngay lập tức", sau đó hãy lựa chọn những điều có thể thực hiện bằng những thay đổi nhỏ trong cuộc sống để đạt được hiệu quả to lớn.
3 thói quen cần bắt đầu ngay lập tức trong "đối sách bệnh tiểu đường"
Đo cân nặng mỗi ngày
Một trong những nguyên nhân bệnh tiểu đường phát bệnh và chuyển biến xấu là do béo phì. Vì vậy, điều khiển cân nặng là điều không thể thiếu được. Bước 1 của đối sách này là đo cân nặng mỗi ngày để hiểu rõ xem cân nặng tăng giảm vào những trường hợp nào và có thể thực hiện các biện pháp cho chế độ ăn uống và vận động nào theo cảm nhận thức tế.
Hãy đặt cân ở vị trí dễ sử dụng. Mẹo nhỏ là hãy tập thói quen đặt cân ở phòng tắm, cân trước và sau khi tắm hoặc để cạnh giường, cân trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
Cân nặng giảm khoảng 0,5kg trong một tháng thì không có gì cần bận tâm. Tuy vậy, trong nửa năm cân nặng giảm 3kg và trong một năm giảm tới 6kg nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường có béo phì thì giảm khoảng 3kg là có hiệu quả. Nếu giảm cân một mạch, khối lượng cơ bắp cũng sẽ dễ giảm xuống, vì vậy hãy chú ý điều này.
Mang theo máy đếm bước chân
Hãy mang theo máy đếm bước chân. Đầu tiên là để biết được trên thực tế, bạn đi bộ trong bao lâu và hãy nghĩ cách để tăng số lượng bước chân nhiều nhất có thể. Ví dụ, khi bạn đi làm về, hãy thử đi bộ mua sắm ở cửa hàng xa hơn siêu thị hằng ngày một chút. Bởi vì những nỗ lực như vậy được thể hiện trong các giá trị số nên bạn sẽ có hứng thú giống như đang chơi trò chơi vậy.
Bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích tập thể dục nhịp điệu nhưng đi bộ là việc đơn giản nhất. Khoảng 70% cơ bắp của toàn bộ cơ thể tập trung ở phần thân dưới dùng để đi bộ nên hiệu quả vận động cũng được nâng cao. Nếu bạn đi bộ nhanh hơn một chút để thở dốc hơn một chút thì sẽ đạt hiệu quả hơn. Trong quá trình vận động, cơ bắp dần dần tiêu thụ glucose trong máu. Ngoài ra, nếu tiếp tục vận động trong một thời gian dài, cơ thể bạn sẽ thay đổi để các insulin làm giảm lượng đường trong máu dễ phát huy tác dụng.
Chế độ ăn uống bắt đầu từ ăn rau củ
Hãy tạo thói quen ăn từ rau củ. Chất xơ có nhiều trong rau giúp ngăn chặn hấp thụ đường và làm chậm quá trình gia tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, không được nuốt rau nếu chúng chưa được nhai kỹ, điều này có thể ngăn ngừa tình trạng ăn nhanh và ăn quá nhiều.
Đối với những người ghét ăn rau, hãy tìm một loại rau mà bạn có thể ăn và cố gắng ăn dù chỉ là một đĩa. Dù là rau sống hay là rau đã qua xử lý đều không có vấn đề gì. Ngoài ra, dù là rong biển hay nấm đều có tác dụng tương tự như các loại rau khác.
Chế độ ăn của người tiểu đường cần được tăng số lượng khẩu phần ăn và thực hiện tốt cân bằng dinh dưỡng nhưng nếu người bệnh không ăn rau sẽ dẫn đến dễ mất cân bằng trong ăn uống. Người bệnh nên tự mình thay đổi thực đơn với ý thức "thực đơn bắt đầu từ rau".
3 thói quen nên dừng ngay lập tức
Bánh mì ngọt và bánh mì mặn cho bữa ăn
Bánh mì ngọt và bánh mì mặn chứa nhiều đường, bơ và đầy ắp dầu làm tăng cao lượng năng lượng và tăng nhanh lượng đường trong máu. Không phải là không thể ăn nhưng hãy xem xét lại thói quen mỗi ngày chỉ ăn những món này.
Một số người nghĩ rằng bánh mì mặn có "bánh mì là thực phẩm chính và các món ăn kèm". Tuy nhiên, dinh dưỡng trong bánh mì mặn thường thiên về đường,chất béo và gia vị đậm đà sẽ làm tăng hàm lượng muối. Ngoài ra, đa số đều không đủ rau cho một bữa ăn.
Uống nước ngọt mỗi ngày
Nước ngọt như đồ uống có ga, cola và đồ uống có ga làm từ trái cây có hàm lượng đường cao tương tự như đường cát. Nếu thay thế lượng năng lượng của một chai (500mL) bằng đường viên (3,3g), nó có thể tương đương đến 16 đến 17 viên đường.
Bởi vì đường trong những thức uống này là những chất đơn giản nên được hấp thụ rất nhanh. Tùy thuộc vào loại đường mà lượng đường trong máu có thể tăng một mạch ngay lập tức và dễ dàng tích tụ thành chất béo trung tính. Những người bị bệnh tiểu đường nên ngừng uống những thứ này hàng ngày.
Hút thuốc
Trong điều trị bệnh tiểu đường, không có cái gì là cấm hoàn toàn và hướng dẫn lối sống được thực hiện để cải thiện các phương pháp kết hợp. Tuy nhiên, hút thuốc là "tuyệt đối không được" bởi vì một điểm tốt nó cũng không có.
Hút thuốc làm cho bệnh tiểu đường dễ phát triển và làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường như xơ cứng động mạch và bệnh thận. Hút thuốc cũng có nguy cơ gây ung thư, vì vậy hãy chắc chắn bỏ thuốc lá. Đối với những người đã hút thuốc nhiều năm và khó bỏ ngay lập tức cũng có thể điều trị bằng cách nhờ sự tư vấn của bác sĩ hoặc thuốc tại phòng khám cai nghiện thuốc lá.