Chế độ ăn kiêng cơ bản
Chế độ ăn kiêng cho bệnh thận mãn tính bắt đầu từ giai đoạn G3a, khi khả năng hoạt động của thận xuống dưới 60% so với lúc khỏe mạnh. Do thận rất dễ bị ảnh hưởng bởi ăn uống nên việc ăn uống cẩn thận có thể giảm bớt gánh nặng cho thận và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Có ba chế độ ăn kiêng cơ bản: "giảm muối", "hạn chế protein" và "hấp thu lượng năng lượng thích hợp". Ngoài ra, thực hiện "hạn chế kali và phốt pho" khi cần thiết.
Muối
Vì dùng quá nhiều muối có thể dẫn đến huyết áp cao nên hãy sử dụng lượng muối từ trên 3g đến dưới 6g mỗi ngày. Nhân tiện, lượng muối hấp thụ trung bình mỗi ngày của người Nhật là 11,0g đối với nam và 9,2g đối với nữ (Điều tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia năm 2015) cho nên chỉ tiêu này rất khắt khe. Do đó, hãy bắt đầu bằng cách làm quen với vị nhạt.
Protein
Protein bị phân giải trong cơ thể thành chất thải, làm tăng gánh nặng lọc cho thận, do đó nên hạn chế ăn vào. Tiêu chí hấp thụ một ngày của protein đối với giai đoạn G3a là 0,8 đến 1,0 g trên 1 kg theo trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn (chiều cao m x chiều cao m x 22). Đối với giai đoạn sau G3a là 0,6 đến 0,8 g trên 1 kg theo trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn. Protein không chỉ có trong thịt và cá, mà còn có trong những thực phẩm chủ yếu như gạo và bánh mì, vì vậy cũng cần tính cả chúng nữa.
Hấp thu lượng năng lượng thích hợp
Lượng năng lượng thích hợp hấp thụ vào mỗi ngày được tính từ cân nặng tiêu chuẩn và lượng hoạt động thể chất của người đó. Béo phì là một trong những yếu tố làm trầm trọng thêm bệnh thận mãn tính, vì vậy hãy kiềm chế nạp quá nhiều năng lượng.
Kali
Khi bệnh thận mãn tính tiến triển, kali rất khó được bài tiết qua nước tiểu. Vì vậy, trong giai đoạn G3b hãy hạn chế đến mức dưới 2000mg mỗi ngày và trong giai đoạn G4 hãy hạn chế dưới mức 1500mg mỗi ngày cho giai đoạn G4.
Phốt pho
Nếu bạn hấp thụ quá nhiều phốt pho thì các mạch máu sẽ bị tổn thương. Nếu hạn chế protein thì một trong những loại khoáng chất tự nhiên cũng sẽ bị hạn chế nhưng mà bởi vì gần đây các chất phụ gia thực phẩm có chứa phốt pho đang tăng lên nên thực phẩm đã qua chế biến cũng cần phải chú ý. Ngoài ra, khi tiến hành thực hiện chế độ ăn kiêng, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ phụ trách hoặc chuyên gia dinh dưỡng vì nó phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh và bệnh mãn tính.
Các điểm cần chú ý trong chế độ ăn kiêng
Bệnh thận mãn tính từ giai đoạn G3 trở lên cần hạn chế protein nhưng protein không chỉ có trong thịt và cá mà còn có trong các loại lương thực chính như gạo và bánh mì. Ví dụ, một chén cơm (180g) chứa 4,5g protein, 1 lát bánh mì loại 6 lát cắt chứa 5,6g protein và một khoanh mì kiều mạch (200g) chứa 9,6g protein, vì vậy cần phải chú ý khi ăn.
Ngoài ra, nếu có hạn chế về phốt pho, cần đặc biệt lưu ý vì thực phẩm đã qua chế biến có chứa phốt pho phụ gia thực phẩm. Phốt pho hữu cơ có trong thịt và cá khi ăn vào chỉ được hấp thụ được khoảng một nửa. Tuy nhiên, khi ăn vào hầu hết là phốt pho vô cơ trong chất phụ gia thực phẩm được hấp thụ. Khi sử dụng thực phẩm đã qua chế biến, hãy xem kỹ nhãn ghi thành phần và tránh dùng phốt pho.
Thực phẩm đặc trị tiện lợi
"Thực phẩm đặc trị" được bán trên thị trường cho bệnh nhân bị bệnh thận hầu như không chứa protein và kali. Chúng được tạo ra để cung cấp năng lượng một cách hiệu quả.
Đặc biệt đối với những bệnh nhân nhỏ người, lượng protein họ có thể hấp thụ thấp, vì vậy hãy sử dụng các loại thực phẩm đặc trị có năng lượng cao, ít protein, ít kali này để ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng. Vì có thể mua nó trên Internet hoặc các quầy thuốc của bệnh viện nên tốt nhất là hãy thử hỏi các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ phụ trách.