Telomere được xem như là "máy đo tuổi thực" cho biết mức độ tổn thương DNA và đo lường tiến độ lão hóa. Ngoài Yoga thì kiểm soát căng thẳng, vận động, thực hiện chế độ ăn tập trung vào rau và trái cây có thể giúp chúng ta ngăn ngừa giảm telomere.
Ngược lại, bởi vì căng thẳng kích thích dây thần kinh giao cảm, thúc đẩy bài tiết cortisol - một loại hoóc môn căng thẳng từ tuyến thượng thận, ngăn chặn hoạt động của telomerase - một loại enzim kéo dài telomere làm cho telomere trở nên ngắn lại.
Nếu telomere ngắn lại, quá trình lão hóa tiến triển và sẽ dễ bị bệnh hơn. Ngược lại, nếu hoạt hóa telomerase loại có enzim kéo dài các telomere thì có thể ngăn ngừa lão hóa.
Nguy cơ mắc các bệnh lối sống từ thời thơ ấu
Tiếp theo đây, béo phì, cao huyết áp và tiểu đường được gọi là bệnh lối sống. Người ta cho rằng những bệnh như vậy là do thói quen ăn uống và thói quen sinh hoạt sau khi trưởng thành. Ví dụ rất rõ ràng như nếu hấp thụ nhiều muối thì sẽ dễ bị cao huyết áp hoặc nếu không sử dụng cơ bắp khi hấp thụ nhiều calo thì sẽ trở nên béo phì. Tuy nhiên, từ các nghiên cứu gần đây cho thấy con người có nguy cơ mắc các bệnh lối sống từ khi còn là bào thai. Các nghiên cứu cho biết môi trường thai nhi từ trong bụng mẹ gây ảnh hưởng đến việc dễ bị cao huyết áp, béo phì, tiểu đường và đau thắt ngực sau khi trưởng thành.
Nếu người mẹ không nhận đủ dinh dưỡng trong quá trình mang thai vì một lí do nào đó sẽ hạn chế sự phát triển của thai nhi và trẻ sinh ra sẽ bị nhẹ cân. Bởi vì bào thai phân phối các chất dinh dưỡng đã bị hạn chế đến các cơ quan như não và tim nên sẽ dẫn đến phát triển sai lệch trong tử cung. Ảnh hưởng đó được biểu hiện thông qua hình dáng, chẳng hạn như cơ bắp kém phát triển.
Điều kì lạ là sau khi sinh những xu hướng này vẫn tiếp tục dù ở trong môi trường được nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng. Người ta cho rằng, ngay cả sau khi trưởng thành cũng sẽ dễ bị bệnh béo phì (thừa cân) vì cơ bắp ít mà lượng mỡ trong cơ thể lại nhiều.
Thuyết "DOHaD" là gì?
Người ta thấy rằng những đứa trẻ sơ sinh nhẹ cân như vậy dễ mắc bệnh béo phì hoặc cao huyết áp sau khi trưởng thành và hiện tượng này được quan sát tại Hà Lan, nơi xảy ra nạn đói trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Việc dinh dưỡng của bà mẹ có liên quan đến sức khỏe của trẻ em được gọi là thuyết "DOHaD" chữ viết tắt của Developmental Origins of Health and Disease trong tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu được sinh ra với cơ thể nhẹ cân vì những lý do khác ngoài suy dinh dưỡng thì cũng có thể dễ bị béo phì, cao huyết áp và tiểu đường giống như vậy.
Và người ta cũng đã chỉ ra rằng telomere trong bạch cầu ở trẻ sơ sinh nhẹ cân có xu hướng ngắn hơn trẻ sơ sinh được sinh ra với cân nặng bình thường. Như những gì đã đề cập thì độ dài của telomere liên quan đến nguy cơ mắc bệnh và tuổi thọ, vì vậy việc quản lý dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai là một vấn đề rất lớn.
Căng thẳng trong thai kỳ cũng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh
Nếu người mẹ chịu căng thẳng dữ dội về mặt tâm lý thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Người ta đã đo mức độ căng thẳng về mặt tinh thần trong thai kỳ ở 24 phụ nữ mang thai không biến chứng thuộc nhóm căng thẳng cao và nhóm căng thẳng thấp tại Mỹ. Sau đó kiểm tra các telomere trong bạch cầu của trẻ sơ sinh.
Kết quả nhận được cho thấy telomere của trẻ sơ sinh tại nhóm những bà mẹ chịu căng thẳng dữ dội ngắn hơn khoảng 20% so với nhóm những bà mẹ ít chịu căng thẳng.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu khác, nếu người mẹ cảm thấy căng thẳng dữ dội trong thai kỳ thì telomere vẫn ngắn như vậy dù đứa trẻ đã qua tuổi 20.Những đứa trẻ đã trải qua môi trường khắc nghiệt từ khi còn là bào thai sẽ có telomere ngắn hơn trong cuộc sống sau này, vì vậy cần bắt đầu thói quen sống cẩn thận trong việc chống lão hóa từ khi mới được sinh ra để kéo dài telomere từ khi còn nhỏ. Do đó, quản lý dinh dưỡng và kiểm soát tinh thần của thai phụ rất quan trọng và chống lão hóa cũng trở thành liều thuốc dự phòng quan trọng ngay cả trong những trường hợp như thế này.