Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh nhân ung thư dễ bị nấm miệng: Phòng ngừa như thế nào?

Hiện nay ước tính khoảng 30% bệnh nhân ung thư phải đối mặt với vấn đề nhiễm nấm. Trong đó những người bệnh bị ung thư vùng đầu và cổ, tỷ lệ này còn lên tới 70% đặc biệt là nấm miệng.

Theo Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng hóa trị, xạ trị, hóa xạ trị đồng thời. Trong quá trình điều trị họ gặp rất nhiều vấn đề như: đau, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, khó thở, táo bón, mất ngủ.

Bên cạnh đó bệnh nhân có kèm theo nhiễm khuẩn, nhiễm nấm thì càng làm cho tình trạng bệnh nặng nề hơn, chất lượng cuộc sống bị giảm sút, làm giảm hiệu quả điều trị.

Nấm miệng là gì ?

Nấm miệng là một trong những bệnh phổ biến trong đời sống. Nó còn được gọi với cái tên khác là nấm lưỡi hay tưa lưỡi. Đây là tình trạng niêm mạc lưỡi, miệng, họng và thực quản bị nấm Candida albicans phát triển quá mức kiểm soát ở niêm mạc miệng.

Trong đó, Candida là một sinh vật thường trú trong miệng nhưng đôi khi chúng phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng nấm miệng. Chúng gây tổn thương màu trắng kem, thường là trên lưỡi hoặc niêm mạc má. Các tổn thương có thể bị đau và có thể chảy máu một chút khi cạo chúng. Đôi khi nấm có thể lây sang vòm miệng, nướu răng, amidan hoặc sau cổ họng.

Tại sao bệnh nhân ung thư thường bị nấm miệng?

30% ung thư đối mặt với vấn đề nhiễm nấm (Ảnh: Pubblicità).

Nấm miệng là bệnh ít xảy ra trên người lớn khỏe mạnh. Ở điều kiện bình thường, nấm Candida vẫn kí sinh trong khoang miệng, chung sống hòa bình với hàng triệu vi sinh vật khác. Chúng không gây bệnh vì bị kìm hãm lẫn nhau và chịu tác động của hệ miễn dịch. 

Khi bị ung thư, người bệnh thường phải điều trị bằng những phương pháp như hóa trị, xạ trị.

Hóa trị là quá trình tiêu diệt hoặc kìm hãm các tế bào ung thư bằng thuốc. Các thuốc dùng trong hóa trị có nhược điểm chung là gây suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

Hậu quả là bạch cầu (chiến binh dũng mãnh nhất của hệ miễn dịch) bị giảm đáng kể về số lượng. Cơ thể không còn khả năng tự bảo vệ khỏi những tác nhân gây bệnh thông thường như nấm.

Khi hóa trị kết hợp với xạ trị cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ, nguy cơ nấm miệng càng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là bởi xạ trị gây hoại tử da và tổn thương các tế bào niêm mạc miệng. Nó tạo điều kiện cho nấm xâm nhập làm ổ và gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết nấm miệng

Khi mới xuất hiện, nấm miệng có thể chưa biểu hiện triệu chứng cụ thể. Sau khi đã phát triển đến mức độ lớn hơn, người bệnh mới nhận ra nấm nhờ các dấu hiệu sau đây:

- Xuất hiện các mảng màu trắng hoặc vàng nhạt giống phô mai ở lưỡi, niêm mạc má, vòm miệng hoặc nướu răng, amidan, lợi hoặc môi.

- Chảy máu khi bị cào xước hoặc chà xát nhẹ, đặc biệt là khi ăn những thức ăn quá cứng.

- Đau nhức hoặc nóng rát khoang miệng.

- Cảm giác như ngậm bông trong miệng.

- Khô da, nứt nẻ khóe miệng. 

- Mất vị giác, ăn không ngon, vị giác bị thay đổi, không còn cảm nhận được mùi vị. 

Do hệ miễn dịch đã suy yếu, nấm miệng ở người bệnh ung thư rất dễ lan xuống thực quản. Nó gây ra đau họng, khó nuốt hoặc cảm giác thức ăn bị kẹt trong cổ họng.

Nếu không xử lý kịp thời, nấm miệng còn có thể lên tới các cơ quan khác trong cơ thể như: phổi, gan, tim. Những biến chứng trên các cơ quan này vô cùng nghiêm trọng và khó chữa lành.

Phòng ngừa nấm miệng như thế nào?

Những biện pháp sau có thể giúp bạn giảm nguy cơ phát triển nấm miệng:

- Súc miệng bằng nước hoặc đánh răng sau khi ăn hoặc dùng thuốc.

- Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.

- Không đeo răng giả khi đi ngủ. Đảm bảo răng giả vừa vặn và không gây kích ứng. Làm sạch răng giả hàng ngày.

- Khám răng thường xuyên, đặc biệt nếu bạn bị đái tháo đường hoặc đeo răng giả.

- Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt vì có thể kích thích sự phát triển của nấm Candida.

- Duy trì kiểm soát lượng đường trong máu tốt nếu bạn bị đái tháo đường. Lượng đường trong máu được kiểm soát tốt có thể làm giảm lượng đường trong nước bọt.

- Dùng thuốc kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ.

Theo Minh Nhật/Dân Trí

Tin liên quan

Nguyên nhân gây đờm trong cổ họng

Dị ứng, hen suyễn, viêm xoang và hút thuốc lá là một trong những thủ phạm gây nên cảm giác...

Vấn đề vùng kín thường gặp ở phụ nữ mãn kinh

Lượng estrogen thấp trong thời kỳ mãn kinh có thể khiến phụ nữ gặp vấn đề về sức khỏe vùng...

178 ổ dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội đang hoạt động

Hà Nội hiện ghi nhận 3.913 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue, 5 trường hợp tử vong, tăng 4,2...

Khó nuốt và 5 triệu chứng hay gặp khác của ung thư tuyến giáp

Những biểu hiện bệnh của ung thư tuyến giáp thường liên quan tới cổ, họng.

5 loại thực phẩm không nên ăn vào bữa trưa

Nhiều người thường có thói quen ăn uống thoải mái vào bữa trưa vì cho rằng đây là bữa chính,...

Nhiều trẻ em ở TPHCM mắc bệnh tay chân miệng, chuyên gia lo bùng dịch

Số trẻ em nhập viện và điều trị ngoại trú vì bệnh tay chân miệng tại TPHCM đang tăng khá...

Hơn 300.000 người Việt sống chung với ung thư

Hơn 300.000 người Việt đang sống chung với bệnh ung thư, nhiều trường hợp phát hiện muộn, nguy cơ tử...

Tin mới nhất

Phụ nữ có 3 chỗ này càng "có da có thịt" thì càng nhiều lộc, không phú quý cũng giàu...

1 ngày 3 giờ trước

Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...

1 ngày 18 giờ trước

Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...

1 ngày 18 giờ trước

Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...

1 ngày 18 giờ trước

Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...

1 ngày 18 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

1 ngày 22 giờ trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

1 ngày 22 giờ trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

1 ngày 22 giờ trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

1 ngày 22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình