Phụ Nữ Sức Khỏe

Bất ngờ với 5 món ngon nhưng không ăn cùng thịt lợn vì dễ gây béo phì, tiểu đường và mất sạch dinh dưỡng

- Cả thịt lợn và thịt bò đều là những món ăn bổ dưỡng nhất hiện nay, tuy nhiên hai nguồn thực phẩm này không nên chế biến cùng nhau...

Thịt lợn là món ăn quen thuộc, thường xuyên có mặt trong mâm cơm của người Việt. Theo y học cổ truyền, thịt lợn có vị ngọt, mặn, tính bình. Công dụng tư âm nhuận táo. Trị các chứng bệnh nhiệt bệnh thương tân, tiêu khát, táo bón, mụn nhọt.

Theo khoa học, thịt lợn cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, cung cấp chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Trong 100 gam thịt lợn chứa thành phần dinh dưỡng như sau:

Ảnh minh họa

- Thịt lợn nửa nạc - nửa mỡ chứa: 16.5g protein, 21.5g mỡ, 9mg canxi, 178mg phosphor, 1.5mg sắt, 1.91mg kẽm, 285mg kali, 55mg natri, 10μg vitamin A.

- Thịt lợn nạc chứa: 19g protein, 7g mỡ, 7mg canxi, 190mg phosphor, 1.5mg sắt, 2.5mg kẽm, 341mg kali, 76mg natri, 2μg vitamin A.

- Thịt lợn mỡ chứa: 14.5g protein, 37.3g mỡ, 8mg canxi, 156mg phosphor, 0.4mg sắt, 1.59mg kẽm, 318 mg kali, 42 mg natri, 2μg vitamin A.

Do giàu protein, cùng nhiều vitamin và khoáng, thịt lợn rất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ não bộ, chống thiếu máu... Tuy nhiên, trong thịt mỡ lại chứa nhiều chất béo, lượng protein lại rất ít. Vì vậy, cần hạn chế ăn thịt mỡ vì nếu ăn quá nhiều thịt mỡ sẽ dẫn đến chứng béo phì, máu nhiễm mỡ và là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm khác. 

5 món ngon nhưng không nên ăn cùng thịt lợn

Không ăn kem ngay sau ăn thịt lợn

Ảnh minh họa

Nhiều người chọn kem làm món tráng miệng khoái khẩu, nhưng nếu ăn thịt lợn thì tốt nhất không chọn món này, đây là điều tối kỵ bởi thịt lợn là loại protein khó tiêu hóa, khi ăn với kem lạnh sẽ khiến dạ dày bị lạnh mất nhiều công sức hơn để nghiền thức ăn, tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, kem còn có lượng đường cao. Điều này có thể khiến cơ thể nhận quá nhiều đường. Dẫn đến béo phì, tiểu đường và các bệnh khác.

Thịt lợn và gừng

Ảnh minh họa

Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, thường xuyên được sử dụng để khử mùi tanh của thịt, song thực tế, gừng và thịt lợn lại đại kỵ với nhau. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), ăn nhiều gừng nấu cùng thịt lợn có thể sinh ra chứng phong thấp, nổi nốt.

Không kết hợp thịt lợn với thịt bò

Ảnh minh họa

Cả thịt lợn và thịt bò đều là những món ăn bổ dưỡng nhất hiện nay, tuy nhiên hai nguồn thực phẩm này không nên chế biến cùng nhau. Bởi theo Đông y, thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.

Thịt lợn không ăn cùng lá mơ và ốc đồng

Ảnh minh họa

Theo tương quan ngũ hành, nếu ăn thịt lợn với ốc đồng dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, thịt lợn chứa rất nhiều protein, nếu dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc gây tả lỵ.

Thịt lợn không kết hợp cùng gan dê

Ảnh minh họa

Gan dê có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị can phong hư nhiệt. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm có mùi đặc biệt là gây, hoi, khi xào với thịt lợn sẽ khiến mùi vị món ăn càng khó chịu, kém hấp dẫn người dùng.

Ngoài ra, theo Đông y, gan dê có tính hàn lạnh, trong khi đó, thịt lợn có vị nóng. Thịt lợn ăn chung với gan dê sẽ dẫn đến tình trạng khí trệ, gây trướng đầy bụng, khó chịu và đau, có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện. Trẻ em càng không thích ngửi mùi vị này, nên tốt nhất không nên chế biến cùng hay ăn cùng trong một bữa ăn.

Thịt lợn không ăn cùng đậu tương

Ảnh minh họa

Không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 - 80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.

Không những thế, khi các thành phần này kết hợp với thịt nạc, cá và các loại thịt khác sẽ làm cho các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm bị can thiệp, làm giảm sự hấp thụ những yếu tố này vào cơ thể.

Theo M.H (th)/Gia Đình và Xã Hội

Tin liên quan

Điều gì xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn rau diếp cá?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn rau diếp cá là băn khoăn của nhiều người.

Nên mở hay đậy nắp xoong khi luộc rau?

Nên mở hay đậy nắp xoong khi luộc rau là băn khoăn của rất nhiều người, hãy cùng tìm giải...

Đậu nành ngon, bổ nhưng 'đại kỵ' với 6 nhóm người dưới đây

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành rất tốt cho sức khoẻ nhưng có 6 nhóm người dưới...

Chuyên gia chỉ cách bổ sung sắt, kẽm cho trẻ em qua ăn uống

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cha mẹ có thể bổ sung khoảng 50% nhu cầu sắt và kẽm cho...

Vỏ trái cây và rau củ có tốt cho sức khỏe?

Nhiều người hay gọt vỏ trái cây, rau củ trước khi ăn hoặc chế biến, nhưng có ý kiến cho...

Ăn khoai lang mỗi ngày có tốt?

Khoai lang tốt cho sức khoẻ nhưng ăn khoai lang mỗi ngày có tốt không là băn khoăn của...

Điều gì xảy ra nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?

Ổi là loại quả được nhiều người yêu thích, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi ngày ăn một...

Tin mới nhất

Những thực phẩm tốt cho mắt bạn nên dùng hàng ngày 

33 phút trước

Phụ nữ sống trường thọ có 5 đặc điểm này, đáng chú ý nhất là điều thứ 4

34 phút trước

Tiết lộ những bộ phận cơ thể càng mềm càng khỏe, có thể bạn chưa biết

34 phút trước

Thiếu vitamin D có thể gây ra vấn đề sinh sản ở đàn ông và phụ nữ như thế nào?

35 phút trước

Khán giả vây kín chờ gặp nhan sắc nữ thần của Địch Lệ Nhiệt Ba trong sự kiện

35 phút trước

Triệu Lộ Tư lần đầu hợp tác cùng 'tra nam' Hoàng Tuấn Tiệp, dân tình nhiệt liệt phản đối vì...

36 phút trước

Mỹ nhân Việt lấy chồng thiếu gia: Lan Khuê làm dâu gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam, Midu...

6 giờ trước

Màu sắc nước tiểu cảnh báo điều gì về sức khỏe của bạn?

6 giờ trước

Trời đang nắng nóng, bất chợt mưa nồm, ẩm, dễ bệnh gì?

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình