Vì sao bà bầu bị thiếu máu?
Trong nửa cuối thai kỳ, cơ thể bà bầu tích cực tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn để cung cấp cho mẹ và bé. Mỗi tế bào hồng cầu sử dụng sắt làm cốt lõi của nó. Tuy nhiên, cơ thể bà bầu không thể tự tạo ra sắt mà phải hấp thụ từ thực phẩm ăn vào mỗi ngày.
Mặc dù sắt được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm nhưng lại rất khó hấp thu, điều này khiến cơ thể không có đủ chất sắt để đáp ứng nhu cầu trong thai kỳ.
Khi bà bầu không có đủ sắt trong chế độ ăn uống, mẹ sẽ tạo ra ít tế bào hồng cầu hơn, số lượng hồng cầu giảm đi được gọi là thiếu máu. Thiếu máu thiếu sắt rất phổ biến và cũng rất dễ điều trị.
Bên cạnh sắt, cơ thể mẹ bầu cũng cần một chất dinh dưỡng gọi là folate để tạo ra các tế bào máu khỏe mạnh. Folate dễ dàng được hấp thu và tìm thấy trong hầu hết các loại rau xanh.
Nguyên nhân gây thiếu máu
Nguyên nhân chính do khả năng kém hấp thu hoặc bổ sung không đủ các thực phẩm giàu chất sắt và folate. Bên cạnh đó, sự phá hủy các tế bào hồng cầu cũng xảy ra khi bà bầu bị bệnh.
Dấu hiệu và triệu chứng bà bầu thiếu máu
Thông thường, phụ nữ bị thiếu máu không có triệu chứng cụ thể. Chỉ khi thiếu máu nghiêm trọng, bà bầu có thể cảm thấy mệt mỏi và yếu sức.
Bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì?
Ăn thực phẩm giàu chất sắt như thịt, gà, cá, trứng, đậu khô và ngũ cốc... Dạng sắt trong các sản phẩm thịt, được gọi là heme, dễ hấp thụ hơn sắt trong rau. Bà bầu bị thiếu máu nên tăng lượng thịt tiêu thụ mỗi ngày, đây là cách dễ dàng nhất để bổ sung lượng sắt mà cơ thể cần.
Ăn thực phẩm có nhiều axit folic như các loại đậu khô, rau lá xanh đậm, mầm lúa mì và uống nước cam.
Ăn thực phẩm giàu vitamin C, ví dụ: trái cây họ cam quýt và rau tươi sống. Sự có mặt của vitamin C giúp tối ưu hóa việc hấp thu sắt tại ruột non, bổ sung vitamin C khi bị thiếu máu thiếu sắt là vô cùng quan trọng.
Bà bầu nấu ăn bằng nồi gang có thể bổ sung thêm tới 80% chất sắt vào thức ăn của mẹ.
Uống vitamin tổng hợp hoặc bổ sung sắt và folate trong suốt thai kỳ cũng là một phương pháp hữu hiệu giúp mẹ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu.
Viên sắt hấp thu tốt nhất vào lúc đói, tuy nhiên nếu viên sắt khiến dạ dày mẹ khó chịu, có thể uống sau khi ăn một ít thức ăn nhẹ, không dùng viên sắt cùng với sữa hoặc các thực phẩm có canxi khác.
Bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì để bổ sung đủ sắt cho cơ thể?
Chế độ ăn uống được khuyến cáo nên cung cấp khoảng 30 miligam sắt mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì để có đủ lượng sắt theo khuyến cáo?
Thực phẩm cung cấp từ 0.5 – 1.5 miligam sắt
Thịt gà 85g
Đậu xanh: 1/2 chén
Nước ép cà chua: 170g
Bông cải xanh: 1/2 chén
Rau mầm Brussels: 1/2 chén (nấu chín)
Bánh mì ngũ cốc: 1 lát
Quả mơ khô: 5 quả
Quả mâm xôi (phúc bồn tử): 1 chén
Dâu tây: 1 chén
Thực phẩm cung cấp 1.6 - 3 miligam sắt
Thịt thăn bò làm bít tết: 85g
Thịt bò nướng: 85g
Bánh hamburger nhỏ: 85g
Khoai tây nướng nguyên vỏ
Đậu thận (đậu tây): 1/2 chén (nấu chín)
Đậu Lima (đậu bơ): 1/2 chén (nấu chín)
Đậu Navy: 1/2 chén (nấu chín)
Bột yến mạch: 1 chén (nấu chín)
Nho khô: 1/2 chén
Thực phẩm cung cấp 3 - 12 miligam sắt
Nghêu: 4 con lớn hoặc 9 con nhỏ
Hàu: 6 con vừa (nấu chín kĩ)
Rau bina (rau chân vịt): 1/2 chén (nấu chín)
Ngũ cốc dinh dưỡng: 1 chén
Nguồn sắt bổ sung khác
Bà bầu bị thiếu máu có thể ăn tất cả các loại gan (trừ gan cá). Tuy nhiên, không nên ăn gan nhiều hơn một lần một tuần.
Ngoài ra, bà bầu bị thiếu màu có thể bổ sung: Thịt bò nạc, thịt bê, thịt lợn hoặc thịt cừu, rau xanh (đủ các loại rau), củ cải, dưa cải bắp, đậu hũ, đậu nành, đậu lăng…
Bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì còn tùy thuộc vào sở thích của mẹ, các thực phẩm bổ sung sắt và folate rất đa dạng. Bà bầu nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phong phú, vừa ngon miệng lại tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Nguồn: https://www.ucsfhealth.org/education/anemia_and_pregnancy/