Trị bệnh xương khớp hiệu quả bằng cách nào?
Nội dung bài viết
Ngày nay, bệnh xương khớp không còn quá mới mẻ với mọi người, chúng trở nên phổ biến và có xu hướng xuất hiện rộng rãi ở mọi độ tuổi.
Các bệnh về xương khớp gây ra rất khó phục hồi, để lại nhiều biến chứng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, mọi người cần nắm bắt thông tin căn bản để có cách ngăn ngừa, điều trị bệnh xương khớp kịp thời, hiệu quả.
Các loại bệnh lý xương khớp thường gặp
Viêm xương khớp
Một trong những biểu hiện rõ nhất của bệnh viêm xương khớp là các khớp trở nên đau và cứng, thường xuất hiện ở háng, đầu gối và xương sống.
Những biểu hiện này được xem là cơ chế tự vệ của cơ thể trước sự tác động của các yếu tố bên ngoài như: chấn thương, nhiễm trùng, chuyển hóa của bệnh gout.
Viêm xương khớp có nhiều dạng khác nhau, song phổ biến và thường thấy nhất là: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng, bệnh gout, thoái hóa khớp, khớp thấp cấp. Biểu hiện thường thấy của những dạng viêm khớp này là sưng nóng, đỏ, đau và cứng khớp.
Thoái hóa khớp, cột sống
Bệnh thoái hóa khớp, cột sống hình thành do nhiều yếu tố tác động trong một thời gian dài gây ra. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là đĩa đệm chèn giữa các xương bị giòn và nứt nẻ do thoái hóa kéo dài và không chịu chữa trị. Từ đó hình thành khe hở và tạo điều kiện cho nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài, gây thoát vị đĩa đệm.
Cùng với đó, các dây chằng khi giảm dần độ đàn hồi, chúng trở nên giòn, cứng, phình to và nhiều chất vôi lắng đọng, chèn ép các dây thần kinh, gây ra những cơn đau kéo dài. Có hai vị trí đau thường gặp nhất khi bị thoái hóa xương cột sống là cột sống cổ và cột sống lưng.
Chính vì vậy, một tư thế ngồi thích hợp cùng những bài tập đơn giản là rất cần thiết để tăng sự dẻo dai, săn chắc của cột sống.
Thoái hóa khớp đầu gối
Đầu gối là nơi chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể, cùng với đó là các hoạt động thường ngày nên chúng rất dễ bị tổn thương. Trong y khoa, thoái hóa khớp gối được biết đến là hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn.
Một vài biểu hiện của thoái hóa khớp gối thường thấy như thay đổi hình thái, sinh hóa, mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn,...Thoái hóa khớp gối thường xuất hiện ở nữ giới. Theo thống kê, nữ giới chiếm đến 80% trên tổng số ca mắc bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh xương khớp
Để biết phương pháp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả, cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này.
Tuổi tác cao
Tuổi tác được xem là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến các bệnh về xương khớp. Càng lớn tuổi, các cơ quan bắt đầu lão hóa, trong đó phải kể đến các khớp.
Khi khớp lão hóa, quá trình sụn bị phá hủy sẽ diễn ra nhiều hơn là tái tạo. Từ đó, sụn bắt đầu mỏng dần, chất nhờn theo đó cũng giảm đi. Và hệ quả là các khớp vận động kém trơn tru, bị ma xát nhiều, gây ra đau đớn.
Đồng thời, áp lực từ sức nặng cơ thể chèn ép, khiến phần xương dưới sụn đau nhức. Cơn đau xương khớp có thể xuất hiện ở khớp cổ tay, bàn tay, khớp gối, khớp cột sống,...
Thừa cân, béo phì
Theo các bác sĩ chuyên khoa, những người thừa cân, béo phì tình trạng lão hóa toàn thân, thoái hóa sụn khớp sẽ tiến triển nhanh hơn so với người có cân nặng bình thường. Nguyên nhân này được lý giải như sau:
Hệ thống xương, cơ và dây chằng của con người được thiết kế theo một thông số nhất định. Tức là nó chỉ chịu được sức ép của một người có trọng lượng bình thường.
Khi trọng lượng cơ thể vượt các chỉ số cho phép, áp lực tăng lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, háng và cột sống, khiến phần sụn khớp bị bào mòn, phần xương dưới sụn cũng tổn thương. Chính vì thế mà người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh xương khớp hơn.
Thời tiết khắc nghiệt
Sự thay đổi thất thường của thời tiết cũng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về xương khớp. Nơi nào khí hậu càng khắc nghiệt, nơi đó tỉ lệ người mắc bệnh càng cao.
Thời tiết lạnh, độ ẩm không khí cao sẽ khiến cho các gân bị co rút, dịch khớp cũng đặc lại khiến các khớp trở nên khô cứng, đau nhức. Bên cạnh đó, khi trời lạnh, tuần hoàn máu sẽ khó khăn hơn, máu đến các khớp xương bị hạn chế, dẫn đến việc sụn khớp thiếu dinh dưỡng, bong tróc và yếu dần.
Lao động nặng
Những người thường xuyên làm công việc nặng nhọc sẽ có nguy cơ đau nhức xương khớp cao hơn. Khuân vác nặng sẽ làm tăng áp lực lên các khớp, khiến phần xương dưới sụn bị tổn thương. Từ đó tăng nguy cơ bị thoái hóa.
Bên cạnh đó, việc ngồi không đúng tư thế, ít vận động, chơi thể thao không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về xương khớp. Những nguyên nhân tưởng chừng đơn giản nhưng chúng lại gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Cách điều trị bệnh xương khớp
Bệnh xương khớp mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt. Vì thế điều trị bệnh xương khớp càng sớm sẽ càng tốt cho người bệnh. Một số phương pháp điều trị phổ biến như:
Điều trị bệnh xương khớp tại nhà bằng bài thuốc dân gian
Theo dân gian, lá lốt, ngải cứu rang muối, cây chìa vôi, xương rồng, hạt đu đủ là các loại thảo dược giúp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả. Bạn có thể bào chế bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Sắc nước uống, giã nát đắp, ngâm rượu xoa bóp ngoài da hoặc rang nóng để chườm.
Những bài thuốc dân gian này mặc dù có hiệu quả song lại không nhanh, vì thế bạn cần phải kiên trì thực hiện.
Phẫu thuật trị bệnh xương khớp
Phẫu thuật là phương pháp hiện đại và tỉ lệ thành công lên đến 90%. Tuy nhiên cách chữa trị này chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng như: Điều trị nội khoa không còn tác dụng, nguy cơ biến dạng, teo cơ hoặc chèn ép dây thần kinh,...
Để phương pháp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả, trong thực đơn hằng ngày bạn cũng cần bổ sung thêm những thực phẩm giàu canxi, chất xơ, vitamin và omega 3. Hạn chế những thực phẩm chưa nhiều chất kích thích như rượu, bia; chất béo bão hòa như thịt mỡ, đồ ăn nhanh; thực phẩm nhiều chất đạm như thịt bò, trứng cá, nội tạng động vật,...
Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống tích cực cũng là phương pháp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức mạnh cơ bắp. Khuyến khích những bệnh nhân thừa cân có chế độ ăn kiêng hợp lý.
Điều trị bệnh xương khớp thường cần rất nhiều thời gian. Trường hợp nhẹ có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng. Nặng hơn sẽ mất vài năm hoặc đến suốt cuộc đời. Vì thế ngay từ khi còn khỏe mạnh bạn nên có chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....