Phụ Nữ Sức Khỏe

Thoái hoá cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Thoái hoá cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính, 80% số người ở tuổi trung và cao tuổi mắc bệnh này. Bệnh gây ra những khó khăn trong cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Thoái hoá cột sống thắt lưng là gì?

Cấu tạo cột sống của con người gồm tập hợp 33 – 34 đốt sống được xếp chồng lên nhau. Cột sống gồm 5 đoạn kí hiệu như sau:

7 đốt sống cổ: Từ C1 đến C7

12 đốt sống lưng: D1 đến D12

5 đốt sống thắt lưng: L1 đến L5

5 đốt sống hông: S1 đến S5

4 đốt sống cụt

benh thoai hoa cot song that lung 1
Thoái hoá cột sống thắt lưng là tình trạng phổ biến hay gặp ở người lớn tuổi - Ảnh minh họa: Internet

Thoái hoá cột sống thắt lưng (Spondylosis) là một bệnh mãn tính khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa, xương phát triển trên đốt của cột sống. Những thay đổi này khiến người bệnh đau, hạn chế vận động do các dây thần kinh và các chức năng khác bị ảnh hưởng.

Theo nhận định của các chuyên gia, những vị trí như cổ, lưng và thắt lưng là dễ bị thoái hoá nhất. Độ tuổi bắt đầu có dấu hiệu thoái hoá là từ 35 tuổi trở lên.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

Nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng là do quá trình lão hoá tự nhiên. Theo thời gian, cơ thể bị lão hoá và cột sống cũng bị bào mòn trong quá trình đó. Tuổi tác khiến xương khớp không được chắc khoẻ, lượng canxi cũng không còn dồi dào khiến xương dễ bị tổn thương.

Ngoài ra, còn do các thói quen sinh hoạt xấu hằng ngày làm ảnh hưởng đến xương như: ngồi trước máy tính nhiều giờ liền, ngồi sai tư thế. Làm việc quá sức, khuân vác đồ nặng, cúi gặp người sai tư thế. Phụ nữ mang giày cao gót, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.

Ngồi làm việc trước máy tính lâu và sai tư thế là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng - Ảnh minh họa: Internet

Một chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không bổ sung đầy đủ canxi, khoáng chất, omega-3 khiến cho cột sống bị yếu, từ đó quá trình thoái hoá diễn ra nhanh hơn.

Một số nguyên nhân khác gây ra bệnh như di truyền, thừa cân béo phì, lười vận động, một số căn bệnh cột sống khác… cũng gây ảnh hưởng đến hệ xương của cột sống và khiến hệ cơ xương khớp ngày một yếu đi.

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Tuỳ vào mức độ đĩa đệm bị phá huỷ mà mỗi người có những triệu chứng bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng khác nhau.

  • Bệnh lý khiến bạn không thể cúi được hoặc khi ngồi xuống cần một lúc lâu mới đứng dậy được.
  • Biểu hiện thoái hóa cột sống là các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, co cứng cơ cạnh đốt sống kéo dài trên 2 tháng. Triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở vùng cột sống mà có thể lan ra tay và chân, thường gặp vào nửa đêm hoặc sáng khi thức dậy.
  • Nhiệt độ môi trường giảm đột ngột cũng gây ra các cơn đau nhức.
  • Dấu hiệu thoái hóa cột sống dễ nhận thấy là không thể đứng thẳng mà phải nghiêng về một bên để giảm đau nhức.
  • Những cơn đau diễn ra có tính cơ học, tức là đau khi vận động và giảm hoặc biến mất khi nghỉ ngơi.
  • Ngoài ra nếu người bệnh nhận thấy có biểu hiện mất cảm giác nửa người thì cũng nên cảnh giác nguy cơ thoái hóa cột sống.
  • Khi bị thoái hóa đốt sống vùng ngực sẽ gây ra triệu chứng khó thở.
benh thoai hoa cot song that lung 3
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng là các cơn đau âm ỉ vùng lưng - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng có nguy hiểm không? Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như năng suất làm việc.

Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn tới tình trạng teo cơ, xơ cứng khớp, bại liệt và mất hoàn toàn khả năng vận động.

Cách điều trị thoái hoá cột sống thắt lưng

Chưa có bất kì loại thuốc hay phương pháp nào có thể chữa trị hoàn toàn 100% bệnh thoái hoá cột sống. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và kết hợp với điều trị phù hợp vẫn có thể kiểm soát và giảm thiểu tình trạng thoái hoá tốt hơn.

  • Phương pháp dùng thuốc tây y kết hợp với luyện tập thể dục thể thao

Thoái hóa cột sống thắt lưng uống thuốc gì? Bệnh nhân có thể uống các loại thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ… có thể giúp ích. Tuy nhiên, đây là những loại thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, ẩn chứa các tác dụng phụ và sử dụng nhiều có thể gây lờn thuốc, người bệnh nên lưu ý và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga để duy trì sự dẻo dai của cơ thể và tăng cường sức mạnh cho cơ xương khớp.

Cải thiện các thoái quen sinh hoạt hằng ngày, ngồi đúng tư thế và không ngồi quá lâu, không khuân vác đồ nặng, hạn chế mang giày cao gót…

benh thoai hoa cot song that lung 4
Các động tác yoga có thể làm giảm đau lưng và làm xương mềm dẻo - Ảnh minh họa: Internet
  • Các phương pháp điều trị khác cũng có thể làm giảm đau và hạn chế bệnh như: châm cứu, xoa bóp, nắn chỉnh cột sống, vật lý trị liệu, kích thích điện…

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu như người bệnh có triệu chứng nặng kéo dài mà các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Hoặc trong các trường hợp dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê liệt nghiêm trọng, yếu hoặc mất kiểm soát ruột, bàng quang sẽ được chỉ định phẫu thuật kịp thời.

Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống thắt lưng

Việc sử dụng thuốc tây có nhiều lợi ích nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng, vì vậy nhiều người chuyển sang sử dụng thuốc nam vừa an toàn, hiệu quả lại lâu dài.

Với việc sử dụng thảo dược tự nhiên lành tính từ bài thuốc nam sẽ làm chậm quá trình lão hóa cột sống, dự phòng bệnh tái phát. Một số bài thuốc nam hiệu quả nhất sau đây:

Bài thuốc 1:  lá lốt + ngải cứu + giấm gạo
Ngải cứu, lá lốt rửa sạch, đem luộc bằng giấm gạo. Đun sôi trong vòng 15 phút, sau đó đợi nước nguội, dùng bông thấm để xoa bóp vùng đau nhức.

Bài thuốc 2: xương rồng

Xương rồng cắt hết gai, rửa bằng nước sạch. Vớt ra để cho hết nước rồi nướng đều 2 mặt trên bếp trong khoảng 5 phút. Cho xương rồng vào khăn sạch và chườm lên vùng bị thoái hóa cột sống đến khi hết nóng thì thay mới.

Bài thuốc 3: sử dụng cây cỏ xước

benh thoai hoa cot song that lung 5
Cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh xương khớp cực kỳ hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Cây cỏ xước phơi khô, đem sắc với nước. Khi nước vơi đi một nửa thì bỏ ra uống, ngày uống 1 – 2 lần tuỳ theo thời gian bệnh nhân.

Ngoài ra, có thể dùng cỏ xước tươi cùng với lá lốt, ngải cứu giã nhuyễn. lấy nước hỗn hợp bôi lên vùng lưng bị đau sẽ giảm cơn đau hiệu quả.

Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng hằng ngày đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân. Cụ thể:

  • Bổ sung canxi để duy trì cho xương khoẻ mạnh trong thực đơn hằng ngày. Các loại thực phẩm như sữa và các chế phẩm từ sữa, hải sản, các loại ngũ cốc, đậu… chứa nguồn canxi dồi dào.
  • Bổ sung vitamin D, C,  khoáng chất bằng rau củ và trái cây. Tất cả các chất dinh dưỡng này giúp cho xương phát triển khoẻ mạnh, tốt cho hệ tiêu hoá và chống lão hoá.
benh thoai hoa cot song that lung 6
Người lớn tuổi nên bổ sung thêm sữa trong thực đơn hằng ngày để phòng ngữa loãng xương - Ảnh minh họa: Internet
  • Người bệnh nên kiêng các loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều chất béo, đồ ăn nhanh không tốt cho sức khoẻ.
  • Hạn chế tối đa đồ cồn và chất kích thích, thuốc lá.

Để phòng tránh bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng, tất cả chúng ta cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt, xây dựng lối sống lành mạnh, duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, luyện tập thể thao đều đặn và thăm khám sức khoẻ định kỳ.

An Nhiên

Tin liên quan

Bí ẩn căn bệnh hãi hùng mang tên 'người cây'

Căn bệnh người cây đến nay trên thế giới mới chỉ có 501 người và tại Việt Nam theo y...

Cách trị hôi miệng hiệu quả: Chuyên gia chỉ ra những tuyệt chiêu dễ thực hiện này

Chứng hôi miệng khiến nhiều người luôn mang mặc cảm tự ti, gặp trở ngại trong giao tiếp. Bài viết...

Rối loạn kinh nguyệt và những vấn đề bạn cần lưu ý

Rối loạn kinh nguyệt không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn phản ánh tình trạng sức...

Ăn như thế nào để không sợ sỏi mật?

Một số bằng chứng khoa học cho thấy bổ sung thường xuyên vitamin C cũng giúp giảm nguy cơ mắc...

Dấu hiệu cảnh báo bạn mắc bệnh lây qua đường tình dục

Có khoảng 20 bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) và thường không có biểu hiện rõ ràng hoặc...

Từ vụ cháu bé bị co giật ở sân vận động Thiên Trường: Sơ cứu như thế nào?

Hình ảnh cảnh sát cơ động lấy ngón tay cho vào miệng cháu bé để bé khỏi cắn lưỡi cấp...

Viêm da cơ địa ở người lớn không nguy hiểm nếu chữa đúng cách

Viêm da cơ địa là bệnh lý ngoài da rất dễ gặp ở nhiều người. Viêm da cơ địa tuy...

Tin mới nhất

2 điều đàn phụ nữ cần khắc cốt ghi tâm: Yêu ai cũng được, đừng yêu đàn ông có vợ,...

13 giờ trước

Sinh xong 3 đứa con mới được gia đình chồng tổ chức đám cưới, nhưng khi vợ trang điểm mặc...

13 giờ trước

Còn vài ngày đến sinh nhật nhưng tôi sững sờ khi phát hiện chồng ngoại tình, tưởng có trận đánh...

13 giờ trước

Chồng tôi từng ngoại tình, tôi chẳng thèm đánh ghen vợ chỉ im lặng và làm thế này, anh ấy...

13 giờ trước

Vừa thấy bố mẹ chồng đón bồ đang mang thai của chồng về, con dâu liền phá lên cười rồi...

13 giờ trước

Cưới được vợ giàu đặt 300 mâm cỗ ở khách sạn 5 sao nhưng sát giờ cử hành hôn lễ...

15 giờ trước

Vợ ung thư nhập viện được 3 tháng, 1 lần nghe chồng nói chuyện điện thoại thì bật khóc rồi...

15 giờ trước

Bụng mang dạ chửa, vợ cao tay nghĩ ra cách đánh ghen bá đạo không cần mất sức, để trừng...

15 giờ trước

Hậu ngoại tình, 7 năm tôi phải trả giá bằng danh dự, bằng nhân phẩm, thậm chí là bằng cả...

16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình