Phụ Nữ Sức Khỏe

Viêm niêm mạc dạ dày: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị và chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe

Bệnh viêm niêm mạc dạ dày là loại bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt phổ biến ở tuổi trung niên và người già. Tuy nhiên, gần đây nó lại xuất hiện nhiều ở giới trẻ, đặc biệt là trẻ em, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy.

1. Bệnh viêm niêm mạc dạ dày là gì?

Niêm mạc dạ dày có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây bệnh.

Khi thức ăn được đưa xuống dạ dày, lớp niêm mạc sẽ chịu trách nhiệm tiết các dịch vị chứa enzym và axit HCl, tạo môi trường thích hợp để các enzym phát huy tác dụng tiêu hóa thức ăn. Vì vậy khi niêm mạc bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày.

viem niem mac da day 1
Viêm niêm mạc dạ dày là hiện tượng của sự kích thích niêm mạc do các yếu tố ngoại sinh hay nội sinh như việc nhiễm độc hóa chất, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc các rối loạn miễn dịch... - Ảnh minh họa: Internet

Viêm niêm mạc dạ dày là hiện tượng của sự kích thích niêm mạc do các yếu tố ngoại sinh hay nội sinh như việc nhiễm độc hóa chất, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc các rối loạn miễn dịch...

Bệnh viêm niêm mạc dạ dày chia làm 2 loại là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính.

Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính có thể được đặc trưng là xói mòn (khu vực bị tổn thương nơi các tế bào bị niêm mạc phá vỡ).

Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính được xác định bởi mô bệnh học (Sự xuất hiện của niêm mạc dạ dày) với các triệu chứng kéo dài.

2. Nguyên nhân bị viêm niêm mạc dạ dày

2.1. Do ăn uống thiếu khoa học

Đây là nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh viêm niêm mạc dạ dày. Chế độ ăn bừa bãi không hợp lý sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương dẫn đến các bệnh về dạ dày như: viêm niêm mạc dạ dày, đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng...

Các thói quen ăn uống xấu hàng ngày gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày có thể kể ra sau: ăn nhiều đồ cay nóng, đồ chua lên men lâu ngày.

- Ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo.

viem niem mac dạ day 2
Ăn uống không đúng giờ, thường xuyên ăn khuya, thói quen vừa nằm vừa ăn, ăn quá no hay để bụng quá đói ... là những nguyên nhân gây bệnh viêm niêm mạc dạ dày - Ảnh minh họa: Internet

- Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá.

- Ăn uống không đúng giờ, thường xuyên ăn khuya, thói quen vừa nằm vừa ăn, ăn quá no hay để bụng quá đói.

- Ăn quá nhanh, không nhai kỹ gây quá tải và làm tổn thương dạ dày.

2.2. Do tác dụng phụ của thuốc

Việc dùng thuốc Tây luôn có tác dụng hai mặt. Một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid... sẽ làm tổn thương và viêm niêm niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra một số người làm trong các ngành nghề đặc trưng phải tiếp xúc với khí và hóa chất độc hại, bụi kim loại, nhiễm độc từ hóa chất thực phẩm... Người bị bệnh ung thư phải hóa trị, xạ trị cũng có thể dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày hoặc thậm chí là viêm loét và xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm.

2.3. Do nhiễm trùng

Một số người bị nhiễm khuẩn HP gây nên các bệnh về dạ dày. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm loại vi khuẩn này thường là do sống trong môi trường bị ô nhiễm, thức ăn không vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn HP tấn công gây bệnh.

2.4. Do stress

Yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động của dạ dày. Với những người hay lo lắng, trầm cảm, áp lực công việc quá nhiều... sẽ gây nên các bệnh về dạ dày một cách nghiêm trọng.

viem niem mac dạ day 3
Yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động của dạ dày. Với những người hay lo lắng, trầm cảm, áp lực công việc quá nhiều... sẽ gây nên các bệnh về dạ dày một cách nghiêm trọng - Ảnh minh họa: Internet

2.5. Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân trên thì bệnh viêm niêm mạc dạ dày cũng có thể là hệ quả của các bệnh lý khác như tiểu đường, bệnh gan, bệnh trào ngược dịch mật, bệnh suy thận, suy gan...

3. Biểu hiện của viêm niêm mạc dạ dày

Nhiều người bị bệnh này nhưng ban đầu không có triệu chứng cụ thể. Bệnh được chẩn đoán chính xác nhất sau khi được xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ mình bị bệnh thì có thể tham khảo cách nhận biết viêm niêm mạc dạ dày như: đau rát bụng liên tục, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, chán ăn, đầy hơi và ợ hơi...

Đối với những người mắc viêm niêm mạc dạ dày mãn tính thì các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn bao gồm các biểu hiện: nôn ra máu, máu trong phân, thiếu máu...

4. Điều trị viêm niêm mạc dạ dày

Cách điều trị bệnh viêm niêm mạc dạ dày theo nguyên tắc là làm giảm lượng axit trong dạ dày để làm giảm các triệu chứng, tạo điều kiện cho niêm mạc dạ dày lành lại.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm niêm mạc dạ dày như: sử dụng thuốc Tây y, sử dụng thuốc y học cổ truyền và một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian.

viem niem mac dạ day 4
Cách điều trị bệnh viêm niêm mạc dạ dày theo nguyên tắc là làm giảm lượng axit trong dạ dày để làm giảm các triệu chứng, tạo điều kiện cho niêm mạc dạ dày lành lại - Ảnh minh họa: Internet

4.1. Phương pháp sử dụng thuốc Tây y

Tùy theo nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này mà các bác sĩ sẽ chỉ định các chữa trị phù hợp:

- Phương pháp phổ biến nhất là dùng thuốc OTC, một loại thuốc được bác sĩ kê đơn để giảm các triệu chứng của bệnh.

- Bạn sẽ phải uống một đợt kháng sinh cùng với thuốc ức chế bơm proton.

- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tránh thực phẩm cay nóng, chiên rán, uống rượu, các món ăn có thể gây dị ứng... để vừa điều trị vừa giảm nguy cơ viêm niêm mạc dạ dày.

4.2. Phương pháp dân gian

Ngoài cách sử dụng thuốc Tây y để điều trị thì bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh viêm niêm mạc dạ dày bằng phương pháp dân gian có thể kể ra như sau:

- Nghệ vàng: Sử dụng tinh bột nghệ kết hợp với mật ong để uống hằng ngày sẽ giảm được tiết dịch vị, chống viêm loét dạ dày rất hiệu quả. Bài thuốc này đã được phổ biến rộng rãi và đã có rất nhiều người chữa khỏi mà không để lại di chứng hay tác dụng phụ gì.

- Nha đam: Sử dụng nước ép nha đam để uống nhằm giảm nhẹ các triệu chứng đầy hơi và giúp nhuận tràng.

- Nghệ đen: Sử dụng nghệ đen cùng với nước ấm để uống hàng ngày có thể kích thích tiêu hóa, giảm tiết dịch vị rất tốt. Bài thuốc này dùng có hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, vị đắng và hăng của nghệ đen rất khó uống nên một số người không thể thích ứng.

viem niem mac dạ day 5
Sử dụng tinh bột nghệ kết hợp với mật ong để uống hằng ngày sẽ giảm được tiết dịch vị, chống viêm loét dạ dày rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

5. Viêm niêm mạc dạ dày kiêng ăn gì?

Khi không may mắc phải căn bệnh này bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm sau:

- Thực phẩm có tính axit: Tính axit sẽ làm tăng thêm vết loét. Do đó nên hạn chế những loại thực phẩm như cam, chanh..

Ngoài ra cũng nên tránh các loại thức ăn cay, nóng, thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ... bởi những loại thức ăn này sau khi vào dạ dày sẽ gây kích ứng.

- Đồ uống có cồn và caffeine có thể gây kích thích dạ dày do tăng tiết axit dạ dày. Đặc biệt là rượu bia có thể gây ra những kích ứng mạnh đối với dạ dày, gây xuất huyết, loét dạ dày rất nguy hiểm.

- Thức ăn tươi sống. Đây là những nguồn có thể lây nhiễm khuẩn Hp cao nhất cũng như nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác.

6. Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì?

Bên cạnh việc kiêng cữ những loại thực phẩm có hại cho dạ dày thì bạn cũng nên bổ sung những loại thực phẩm sau để hỗ trợ quá trình điều trị cũng như phục hồi bệnh nhanh hơn:

- Thực phẩm có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày như: sữa, trứng, mật ong, chè nóng...

- Những thực phẩm có khả năng chữa lành vết loét như: tôm, cá, bắp cải... Bởi trong tôm, cá, hải sản chứa nhiều canxi, protein và đặc biệt là kẽm hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị vết loét dạ dày.

viem niem mac dạ day 6
Nên ăn những loại thực phẩm giúp làm giảm tiết axit dịch vị như: cơm, xôi, bánh mì, cá hấp...Ảnh minh họa: Internet

- Những loại thực phẩm giúp làm giảm tiết axit dịch vị như: cơm, xôi, bánh mì, cá hấp...

Ngoài ra bạn cần bổ sung thêm các loại ngũ cốc, hoa quả có chứa nhiều các chất như: axit folic, canxi, sắt, kẽm, vitamin...

Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách điều trị căn bệnh viêm niêm mạc dạ dày. Các bạn cần lưu ý để có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Hà Phong

Tin liên quan

Những thức uống nên tránh với người đau dạ dày

Khi bị đau dạ dày, bạn cần lưu ý một số loại đồ uống. Vì chúng không phù hợp, không...

Ăn nhanh no, chán ăn: Cảnh giác với ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày nằm trong top 5 bệnh ung thư phổ biến ở nước ta. Các bác sĩ cho...

Nguyên nhân gây ra đau nửa lòng bàn chân và cách xử lý

Đau giữa lòng bàn chân không phải là triệu chứng hiếm gặp. Đôi khi nó chỉ là biểu hiện của...

Truy tìm thủ phạm mang tên lãnh cảm

Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, số phụ nữ bị lãnh cảm tìm đến bệnh...

Sulli tự tử vì trầm cảm: Căn bệnh đáng sợ hơn cả ung thư

Theo các chuyên gia, trầm cảm là căn bệnh cực kỳ đáng sợ. Trầm cảm khiến người bệnh luôn luôn...

Khi bị dị ứng nên làm gì để hết ngứa, hết mụn lại hiệu quả nhanh chóng?

Hàng ngày khi tiếp xúc với thời tiết, môi trường, mỹ phẩm và các loại thực phẩm, cơ thể sẽ...

4 cách chăm sóc da sau điều trị nám

Sau khi điều trị nám da, chu trình chăm sóc và bảo vệ da đóng vai trò quan trọng trong...

Tin mới nhất

'Tiểu thần tiên tỷ tỷ' Vương Sở Nhiên khoe hai thần thái đối lập cực đỉnh, nỗ lực lấy lại...

4 giờ trước

Con sao gặp rắc rối ở trường học vì sự nổi tiếng của bố mẹ: Lọ Lem nhà Quyền Linh...

4 giờ trước

Tài tử Đường Trì Bình nghiện rượu, đi lang thang ngoài đường, quỳ gối cửa đài truyền hình xin vai...

4 giờ trước

Được khen cuốn hút nhờ nội dung mới lạ, phim của La Vân Hi vẫn bị chỉ trích vì điều...

10 giờ trước

Phương Oanh vào bếp sau hơn 1 tháng sinh con, thú nhận một điều khiến các 'mẹ bỉm' đồng cảm

10 giờ trước

4 cách chăm sóc da sau điều trị nám

11 giờ trước

Tạo hình khúc nối bể thận niệu quản cho nam thanh niên 26 tuổi

11 giờ trước

Sau khi cắt amidan có được ăn kem, uống nước ngọt?

14 giờ trước

Trường tương tư 2 của Dương Tử ấn định ngày lên sóng, tiếp tục hứa hẹn 'gây bão' tháng 7

14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình