Phụ Nữ Sức Khỏe

Nguyên nhân gây ra đau nửa lòng bàn chân và cách xử lý

Đau giữa lòng bàn chân không phải là triệu chứng hiếm gặp. Đôi khi nó chỉ là biểu hiện của sự mỏi cơ, xương do đi đứng, chọn giày không phù hợp. Nhưng có khi cũng là một biểu hiện của một bệnh nguy hiểm nào đó mà bạn không nên chủ quan.

Đau giữa lòng bàn chân liên quan trực tiếp đến cân gan bàn chân. Đây chính là một dải cơ kéo dài từ xương gót đến các chỏm xương của bàn chân, có tác dụng duy trì độ cong của bàn chân, giảm nhẹ trọng lực của toàn bộ cơ thể xuống chân, giúp chân di chuyển linh hoạt hơn.

Đau giữa lòng bàn chân là một triệu chứng khá phổ biến, nó có thể chỉ là biểu hiện của một cơn đau cơ xương tức thời hay cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng - Ảnh minh họa: Internet

Bộ phận này bị tổn thương sẽ gây ra những cơn đau giữa lòng bàn chân, có thể kèm theo nóng gan bàn chân gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh.

Các vị trí đau ở lòng bàn chân thường cảm nhận rõ nhất ở phần ụ ngón chân, gót chân hay giữa vòm của lòng bàn chân tùy theo các bệnh lý, tổn thương khác nhau.

1. Những nguyên nhân gây đau giữa lòng bàn chân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức ở lòng bàn chân. Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như sau:

1.1. Do sử dụng giày dép không phù hợp

Đây là nguyên nhân chính gây ra những cơn đau giữa lòng bàn chân ở chị em phụ nữ. Giày quá chật hay quá cao đều có thể gây tổn thương đến cấu trúc bàn chân của bạn. Thường xuyên đi giày cao gót sẽ làm gia tăng các vấn đề về xương khớp. Đây là cảnh báo của các bác sĩ đã được kiểm chứng. Tuy nhiên nhiều chị em vẫn bất chấp bỏ qua lời cảnh báo này.

Khi đi giày cao gót quá thường xuyên, trọng lượng cơ thể sẽ dồn về một phía là phần trước của bàn chân khiến cho bạn có cảm giác đau nhói, tê ở ngón chân, các ụ thịt đệm trong lòng bàn chân. Cơn đau có thể giảm khi bạn thư giãn và nghỉ ngơi một lát sau đó mới trở lại hoạt động bình thường.

Khi đi giày cao gót quá thường xuyên, trọng lượng cơ thể sẽ dồn về một phía là phần trước của bàn chân khiến cho bạn có cảm giác đau nhói, tê ở ngón chân, các ụ thịt đệm trong lòng bàn chân - Ảnh minh họa: Internet

1.2. Đau giữa lòng bàn chân do dư cân, béo phì

Những người bị béo phì sẽ làm cho đôi chân phải chịu một áp lực rất lớn, đè lên các khớp xương dẫn đến các khớp xương phải làm việc quá sức. Điều này gây ra nhiều hệ lụy như đau nhức khớp gối, viêm cân gan chân... Trong đó bệnh viêm cân gan chân sẽ khiến cho bạn có cảm giác đau giữa lòng bàn chân.

Viêm cân gan chân thường gây đau nhói ở gan bàn chân gần gót chân. Là nơi chịu sức nặng lớn nhất của cơ thể. Đau thường nặng nhất trong bước chân đầu tiên sau khi bạn ngủ dậy, đứng lên hoặc sau một thời bạn ngồi lâu. Tình trạng sẽ dữ dội hơn sau khi bạn vận động mạnh.

1.3. Do tập thể dục quá nặng, sai cách

Trong những tình huống hàng ngày, cân gan bàn chân hoạt động như một bộ phận giảm sóc và góp phần duy trì cấu trúc hình vòm cho bàn chân của bạn. Tuy nhiên, khi bạn hoạt động quá sức, sai cách lặp lại nhiều lần sẽ tạo nên các vết rách nhỏ trong cân gan chân cũng gây nên hiện tượng viêm cân gan chân khiến cho bạn bị đau giữa lòng bàn chân.

Ngoài ra, ở những người có hoạt động thể lực quá cao như vũ công ballet, vận động viên điền kinh cũng thường bị đau ụ ngón chân gây ra bởi viêm xương vừng, là một loại xương nhỏ ở bàn chân. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau lòng bàn chân.

1.4. Do cấu tạo lòng bàn chân

Một số người bẩm sinh đã có lòng bàn chân phẳng hoặc vòm quá cao, quá thấp cũng có thể gây ra hiện tượng đau giữa lòng bàn chân này.

Một số người bẩm sinh đã có lòng bàn chân phẳng hoặc vòm quá cao, quá thấp cũng có thể gây ra hiện tượng đau giữa lòng bàn chân này - Ảnh minh họa: Internet

Kiểu bàn chân phẳng sẽ khiến cân gan chân phải tiếp xúc nhiều với mặt phẳng dẫn đến vùng cân mạc bị thoái hóa, không còn mềm dẻo. Hoặc nếu bạn đi trên nền đất cứng trong một thời gian dài cũng làm cho lòng bàn chân bị đau.

15. Đứng quá lâu

Những người làm nghề có đặc thù như công nhân, giáo viên thường phải đứng quá lâu trong một thời gian dài trên bề mặt cứng cũng gây tác động mạnh lên bàn chân gây tổn thương cân gan chân.

1.6. Gãy xương cơ học hoặc gãy xương stress

Gãy xương có thể là kết quả của chấn thương trực tiếp hay gián tiếp. Gãy xương do stress xảy ra do áp lực lặp đi lặp lại một động tác chạy nhảy. Gãy xương cơ học sẽ gây là một cơn đau đột ngột trên bàn chân. Còn gãy xương stress xuất hiện một cảm giác khó chịu ban đầu nhưng không rõ ràng và dần dần trở nặng theo thời gian.

Thường ở các trường hợp do gãy xương này thì đau giữa lòng bàn chân trái hay đau giữa lòng bàn chân phải là do chấn thương cụ thể từng vùng. Hầu hết các trường hợp đều không bị đau cả hai chân.

1.7. Hội chứng ống cổ chân

Theo giải phẫu học, dây thần kinh chày chạy xuống bàn chân thông qua một đường hẹp được tạo bởi dây chằng và xương mỗi bên. Ở một số người, bệnh đau giữa lòng bàn chân xuất hiện do dây thần kinh chày bị chèn ép và kích thích sẽ tạo ra cảm giác ngứa ran và nóng rát ở gan bàn chân.

Ở một số người, bệnh đau giữa lòng bàn chân xuất hiện do dây thần kinh chày bị chèn ép và kích thích sẽ tạo ra cảm giác ngứa ran và nóng rát ở gan bàn chân - Ảnh minh họa: Internet

1.8. Mụn cóc và các vấn đề về da bàn chân

Mụn cóc được hình thành bởi virus HPV, là những mảng gồ lên làm bề mặt da làm thay đổi cấu trúc mặt lòng bàn chân. Khi có nhiều mụn cóc hình thành trên các điểm chịu lực của lòng bàn chân, chúng có thể gây đau nhức. Ngoài ra, các lớp sừng dày lên do sự tăng sinh của của lớp biểu bì để bảo vệ vùng da đó khỏi ma sát cũng gây ra các cơn đau giữa lòng bàn chân.

1.9. Mắc các bệnh xương khớp dạng thấp

Đa số người tuổi trung niên là đối tượng dễ mắc bệnh này do chức năng xương khớp bị suy giảm theo tuổi tác.

Ngoài ra đau giữa lòng bàn chân cũng là biểu hiện của một số bệnh lý khác như: đái tháo đường, bệnh Freiberg, suy giãn tĩnh mạch, tăng uric máu, u bao sợi thần kinh...

2. Phương pháp điều trị đau giữa lòng bàn chân

Có rất nhiều cách điều trị bệnh này tùy vào mức độ và nguyên nhân của nó.

Nếu đau giữa lòng bàn chân chỉ xuất hiện đơn thuần không do các bệnh lý nghiêm trọng khác như đái tháo đường hay Freiberg thì bạn có thể xử lý như sau:

- Nghỉ ngơi tại nhà. Đặc biệt sau các vận động mạnh nên chườm túi nước đá khoảng 20 phút mỗi lần. Sau 20 phút lại chườm tiếp sẽ giúp giảm viêm và giảm sưng rất hiệu quả.

Nghỉ ngơi và xoa bóp tại chỗ để giảm đau - Ảnh minh họa: Internet

- Lựa chọn những đôi giày rộng vừa phải và êm ái. Hạn chế giày cao gót và không nên đi giày quá chật.

- Tập thể dục đúng với cường độ vừa phải. Không nên tham gia hoạt động mạnh trong thời gian bị đau. Hãy tập những bài tập kéo giãn để làm giảm đau, tăng tính linh hoạt và sức mạnh cho khớp. Nên thực hành những bài tập này cho đến khi những cơn đau giảm đi.

- Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bạn, bác sĩ sẽ khuyên nên dùng miếng lót cơ học để giúp căn chỉnh chân và tăng độ đàn hồi.

- Dùng thuốc giảm đau. Nếu trường hợp quá đau đớn, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid.

- Nếu nguyên nhân là những biến chứng ngoại khoa có thể sẽ phải phẫu thuật xương khớp để thăm khám.

Nếu nguyên nhân là những biến chứng ngoại khoa có thể sẽ phải phẫu thuật xương khớp để thăm khám -  Ảnh minh họa: Internet

Có thể thấy, đau giữa lòng bàn chân do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Đa số là không nghiêm trọng, chỉ cần điều trị tại nhà bằng một số biện pháp khắc phục tại nhà khi xuất hiện cơn đau nếu nó không thuộc các bệnh lý nguy hiểm.

Bên cạnh đó, nếu bạn bị đau chân không rõ nguyên nhân thì tuyệt đối không nên tự chữa ở nhà, kéo dài thời gian sẽ làm bệnh tình nghiêm trọng hơn. Hãy đến ngay các cơ sở y tế được được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Hà Phong

Tin liên quan

Chăm sóc bàn chân người bị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên rửa sạch, giữ ấm chân, chăm sóc vết chai, cắt móng chân, không mang dép...

Tổng hợp những bài thuốc ngâm chân bằng thảo dược hiệu quả

Áp dụng các bài thuốc ngâm chân từ các loại thảo dược kết hợp với massage vào mỗi tối sẽ...

Khi bị dị ứng nên làm gì để hết ngứa, hết mụn lại hiệu quả nhanh chóng?

Hàng ngày khi tiếp xúc với thời tiết, môi trường, mỹ phẩm và các loại thực phẩm, cơ thể sẽ...

Sulli tự tử vì trầm cảm: Căn bệnh đáng sợ hơn cả ung thư

Theo các chuyên gia, trầm cảm là căn bệnh cực kỳ đáng sợ. Trầm cảm khiến người bệnh luôn luôn...

Ung thư vú không do di truyền chiếm gần 50%

Tầm soát ung thư vú bằng xét nghiệm bộ gen không chọn lọc mang lại hiệu quả thiết thực so...

Dấu hiệu đau lưng phải dưới và cách chữa trị hiệu quả tại nhà

Thông thường, mọi người hay bỏ qua những dấu hiệu nhỏ của cơ thể với suy nghĩ "đau vài ngày...

Những điều phụ nữ cần biết khi bị đau bụng kinh kéo dài

Đau bụng kinh kéo dài là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ. Tuy vậy, không phải ai...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

8 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

8 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

8 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

23 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

23 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

23 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 3 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 3 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình