Nhóm thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chất tạo ngọt nhân tạo có thể thay đổi các quá trình trao đổi chất tại ruột. Chẳng hạn, saccharin được phát hiện làm thay đổi loại và chức năng của hệ lợi khuẩn trong ruột, aspartame làm giảm hoạt động của một loại enzyme đường ruột.

Nếu thường xuyên ăn nhiều đường hóa học, có thể gây suy giảm chức năng tiêu hóa, kích thích niêm mạc đường ruột, gây khó khăn cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí có thể ảnh hưởng tới chức năng thận và ung thư là điều không thể tránh khỏi.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chất tạo ngọt nhân tạo có thể thay đổi các quá trình trao đổi chất tại ruột - Ảnh minh họa: Internet

Nhóm thực phẩm biến đổi gen

Các nhà khoa học đã nhận định những thực phẩm được chế biến từ các cây trồng biến đổi gen GMO, cũng có thể dẫn đến những rủi ro như gây dị ứng hoặc gây nên tình trạng lờn thuốc ở người tiêu dùng, kích hoạt các gen không mong muốn làm rối loạn quá trình chuyển hóa.

Nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng việc sử dụng thực phẩm biến đổi gen gây ra các khối u vú, suy gan và tử vong sớm ở chuột.


Nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng việc sử dụng thực phẩm biến đổi gen gây ra các khối u vú, suy gan và tử vong sớm ở chuột - Ảnh minh họa: Internet

Nhóm thực phẩm từ thịt đỏ động vật

Năm 2015, Cơ quan Nghiên cứu ung thư (IARC) của WHO đã phân loại thịt chế biến là chất gây ung thư cho người (nhóm 1) trên cơ sở đủ bằng chứng về ung thư đại trực tràng, dạ dày. IARC cũng đã phân loại thịt đỏ có khả năng gây ung thư cho con người (nhóm 2A).

Amin dị vòng (HCAs) và amin đa vòng (PCAs) là những hóa chất sản sinh khi thịt được nấu ở nhiệt độ cao, có thể làm hỏng các tế bào trong ruột, dẫn đến ung thư đại trực tràng ở người.

Năm 2015, Cơ quan Nghiên cứu ung thư (IARC) của WHO đã phân loại thịt chế biến là chất gây ung thư  - Ảnh minh họa: Internet

Nhóm thực phẩm có chất béo bão hòa

Tất cả chất béo bão hòa đều chứa hàm lượng axit béo Omega-6 cao. Hàm lượng omega-6 quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra các bệnh về tim và làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư da.

Trong nghiên cứu, nhóm khoa học của tiến sĩ Seungyoun Jung tại Trường Y thuộc Đại học Maryland (Mỹ). Các nhà khoa học phát hiện những người ăn nhiều chất béo bão hòa khi còn trẻ mà ít ăn các chất béo không bão hòa (có nhiều trong dầu thực vật, các loại hạt) sẽ có mật độ mô vú cao hơn khi trưởng thành. Do đó, khả năng mắc ung thư vú ở những người này cũng cao hơn.

Theo một nghiên cứu cho thấy chất béo bảo hòa có thể gây ung thư vú - Ảnh minh họa: Internet

Ung thư là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu thế giới. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thay đổi lối sống như duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh khoảng 30 – 50%. Vì vậy, hãy hạn chế hoặc cắt bỏ các nhóm thực phẩm kể trên trong khẩu phần ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe thật tốt nhé.