Một trong những lý do củ cải trắng được mọi người biết đến với biệt danh là "nhân sâm mùa đông", bởi củ cải có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cơ thể. Không những thế, củ cải còn giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hoá, tốt cho hô hấp, ổn định đường máu...

Theo y học cổ truyền, củ cải có vị ngọt kèm theo với vị hơi cay, đắng, tính bình, không độc. Bên cạnh đó, củ cải trắng còn có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu. Không những thế, củ cải trắng còn giúp kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày. Củ cải thường được sử dụng làm thuốc ở dạng khô hoặc có thể cả ở dạng tươi đều được.

Ảnh minh họa

Theo Tây Y trong 100 gam củ cải trắng thì thành phần các chất dinh dưỡng bao gồm: 1.4gam protid, 3.7gam glucid, 1.5gam xenluloza, 40mg canxi, 41miligam photpho; 1.1miligam sắt; 0.06miligam vitamin B1, 0.06miligam vitamin B2, 0.5miligam vitamin PP, 30 miligam; vitamin C...

Một số nghiên cứu đã thực hiện phân tích thành phần trong củ cải cũng như những tác dụng mà củ cải mang lại. Kết quả cho thấy trong củ cải có hàm lượng nitric oxide cao, được biết đến như chất hoá hoá cần thiết cho cơ thể nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu khỏe mạnh cùng với việc có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch. Ngoài ra, các nghiên cứu còn tìm thấy thành phần của củ cải còn chứa hợp chất trigoneline - hormon thực vật hỗ trợ sản xuất nhiều hợp chất nitric oxide hơn.

Một số nghiên cứu về tác dụng của củ cải ở Pháp cho thấy rằng việc sử dụng một số lượng nước của cải trắng giúp hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân có các căn bệnh ác tính.

5 thực phẩm "đại kỵ" với củ cải 

Củ cải không ăn cùng nhân sâm

Ảnh minh họa

Trong một bài nghiên cứu về Những tác động dược lý ảnh hưởng của củ cải đối với nhân sâm (Effect of raw radish on pharmacological action of ginseng) của Trung Diêu Cai (Trung Quốc) đã chỉ ra rằng củ cải và nhân sân không nên kết hợp với nhau.

Lý do là củ cải trắng có tính hàn, còn nhân sâm thì ngược lại có tính nóng. Khi bạn kết hợp chung với nhau sẽ làm các chất dinh dưỡng bên trong “triệt tiêu” lẫn nhau.

Củ cải không ăn cùng cà rốt

Điều này là do củ cải trắng chứa một lượng lớn chất phytochemical, được phân hủy thành các hợp chất có tác dụng chống oxy hóa trong cơ thể con người. Cà rốt chứa một lượng lớn beta-carotene. Chất này sẽ được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể con người, trong khi tác dụng của vitamin A và chất chống oxy hóa lại đối kháng lẫn nhau. Nếu dùng cùng sẽ giảm tác dụng của cả hai, món ăn không được hấp thụ dinh dưỡng tối đa.

Củ cải không ăn cùng mộc nhĩ đen

Củ cải trắng và mộc nhĩ đen là đều có giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh riêng. Tuy nhiên, không thể ăn củ cải trắng và mộc nhĩ đen cùng nhau vì những enzym trong củ cải trắng có thể làm suy yếu tác dụng làm sạch của nấm đen, từ đó ảnh hưởng đến quá trình giải độc và cải thiện sức khỏe toàn cơ thể.

Ngoài ra, một số chất dinh dưỡng trong mộc nhĩ đen có thể làm suy yếu tác dụng chống viêm của củ cải trắng, gây ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát tình trạng viêm của cơ thể. Vì thế, để tránh bị viêm nhiễm, cần tránh ăn 2 thực phẩm này với nhau.

Củ cải không ăn cùng cam

Ảnh minh họa

Bên trong củ cải có flavonoid, còn bên trong cam lại có thiosulfate. Hai hợp chất này nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra một phản ứng hóa học, làm tăng hàm lượng axit.

Vì thế, khi bạn ăn củ cải trắng, bạn tuyệt đối không nên ăn với cam, điều này là bởi chất flavonoid dẫn đến nguy cơ suy giảm tuyến giáp. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất là bệnh bướu cổ.

Không ăn củ cải khi uống thuốc bắc

Nếu đang chữa bệnh bằng các bài thuốc bắc thì mọi người tuyệt đối không được ăn củ cải trắng. Như đã nói ở trên, củ cái trắng có tác dụng hạ khí, khiến cơ thể bài tiết nhiều hơn, làm giảm khả năng hấp thụ tinh hoa của các loại thuốc.

Chính vì vậy, nếu đang trong quá trình chữa bệnh bằng các bài thuốc bắc, chúng ta không nên ăn củ cải trắng.

8 món ăn thuốc hữu hiệu từ củ cải

Cháo củ cải: gạo tẻ 80-100g, củ cải 50g (thái lát) cùng đem nấu cháo, thêm chút muối, ăn. Dùng cho người đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo đường mỡ hoặc đái tháo đường.

Canh thịt dê, cá diếc củ cải: thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g, thêm gia vị thích hợp nấu canh hoặc lẩu, ăn nóng. Dùng cho người suy nhược viêm khí phế quản, ho suyễn.

Củ cải hầm bì sứa: bì sứa (hải triết bì) 120g, củ cải 60g, thêm nước gia vị hầm nhừ chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho người viêm khí phế quản mạn tính.

Củ cải hầm nước gừng: củ cải 10 củ lấy cả lá và cuống, rửa sạch thái lát nấu nhừ, cho thêm nước gừng, bột gạo, dấm ăn, khuấy cho sôi để ấm rồi ăn. Dùng cho người đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu.

Ảnh minh họa

Nước ép gừng tươi củ cải: củ cải, gừng tươi, liều lượng tùy ý, ép lấy nước uống rải rác ít một trong ngày. Dùng cho người khàn giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.

Nước ép củ cải hấp đường phèn: củ cải tươi hoặc luộc chín 500g, ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp, uống ngày 1 lần. Dùng cho người hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.

Địa khô lâu mật ong: củ cải phơi khô 50g, mật ong 30-50ml, trộn đều, ăn trong ngày. Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật, hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính.

Nước cải củ tươi: củ cải hay cả cây cải tươi giã nát vắt lấy nước uống. Trị ngạt do khói than (theo Nam dược thần hiệu).

Ăn củ cải bao nhiêu là đủ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù củ cải tốt nhưng không nên ăn củ cải sống liên tục trong thời gian dài. Bạn chỉ nên tiêu thụ 100-150g trong mỗi lần ăn. Sau khi ăn củ cải sống, không nên ăn các loại thức ăn khác trong vòng nửa tiếng. Điều này sẽ không làm các hoạt động chống ung thư, bị hòa tan hoặc mất tác dụng, đồng thời giúp củ cải phát huy được tốt nhất công dụng chữa bệnh.

Lưu ý, những người chân tay lạnh, người tì vị hư nhược, người bị tiêu chảy... cần hạn chế ăn củ cải trắng. Nếu muốn ăn, nên chọn lựa phương pháp nấu chín sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe.