Thừa mỡ không đáng lo - hãy lo “mỡ nội tạng”!

Mỡ nội tạng làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh lý nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như tim mạch, huyết áp, tiểu đường type 2...

Phần lớn, chúng ta, đặc biệt các chị em, bấy lâu nay thường quan tâm đến “thừa cân” mà ít người thực sự quan tâm đến tỉ lệ mỡ cơ thể, đến nguy cơ “mỡ nội tạng”, đến những cảnh báo về sức khoẻ từ bên trong.

Nhưng thực tế là:

Thừa cân không đáng ngại - hãy ngại thừa “mỡ”

Thừa mỡ không đáng lo - hãy lo “mỡ nội tạng”

Thừa mỡ nội tạng không đáng sợ - hãy sợ chuyển hoá thành các bệnh “sống cùng năm tháng” như dạ dày, đại tràng, tim mạch, huyết áp, tiểu đường type 2, gout, mỡ máu,...

Ngày nay, với tình trạng thực phẩm bẩn hoành hành, chất lượng bữa ăn đang đi xuống. Thêm thói quen nhậu nhẹt quán xá, ăn các thức ăn chế biến sẵn calo cao, nhiều đường, nhiều chất béo... mà chúng ta có thể thấy khắp nơi từ cổng trường học, ra quán ăn, vào siêu thị...

Đặc biệt rất nhiều đồ ăn đến từ nhóm tinh bột tinh chế như bánh mứt, nước ngọt, trà sữa, gạo tẩy trắng sạch cám, bánh mì trắng, mì tôm và những thực phẩm nhiều chất béo xấu như thức ăn nhanh, thịt đỏ, thịt nướng xiên que, đồ chiên, thịt hun khói, rượu, bia… Cơ thể chúng ta dường như phải chịu đựng sở thích và thói quen sinh hoạt vô lối của con người dẫn đến rất dễ dư thừa calo. Việc calo vượt quá nhu cầu cần thiết của cơ thể sẽ tích tụ thành dạng dự trữ, mà, chủ yếu tích trữ mỡ.

Thừa mỡ nội tạng không đáng sợ - hãy sợ chuyển hoá thành các bệnh “sống cùng năm tháng” như huyết áp, tiểu đường type 2, gout, mỡ máu,... Ảnh minh họa: Internet

Quá trình chuyển hoá thức ăn dư thừa thành mỡ dự trữ như thế nào?

Nó bắt đầu từ đường dư thừa được chuyển thành glycogen để dự trữ ở gan và cơ. Tuy nhiên, sức chứa ở gan và cơ rất hạn chế nên đường thừa này ngay lập tức được gan chuyển thành chất béo. Chất béo trong thức ăn cũng được gan chuyển hoá để tạo thành các chất béo như Phospholipid, Tryglycerid (TG), Cholesterol Este. Kể cả thức ăn dư đạm cũng được gan phân giải và chuyển hoá thành chất béo... Như vậy, thức ăn thừa đường, thừa béo hay thừa đạm... tất tật đều được gan chuyển hoá thành dạng dự trữ năng lượng, chủ yếu là mỡ

Theo cơ chế, mỡ đầu tiên sẽ tích dưới da, khi lượng chất béo trong cơ thể tăng lên sẽ “xâm lấn” vào Cơ rồi “tấn công” và “định cư” luôn ở các tạng (ổ bụng, gan, thận, phổi, cơ tim, thành mạch máu, tuỵ...). tạng -  như chiến trường nơi thủ lĩnh mỡ  tung hoành!

Khi mỡ dày đặc ở ổ bụng sẽ gây chèn ép, làm giảm chức năng và giảm tưới máu cho tạng. Từ đó, gây nên các bệnh chuyển hoá mà dư cân, béo phì chính là khởi nguyên. 

 

Những biến chứng từ mỡ nội tạng đang khiến ngành Y nhức nhối

Hiện nay, lượng bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng, trẻ hóa, thậm chí không hề ít ở các cháu nhỏ, đặc biệt, các em ở thành thị dễ tiếp xúc với đồ ăn nhanh. Bệnh này ở nam giới cũng đang tăng cao. Đây được xem là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các loại tạng nhiễm mỡ bởi khi gan bị nhiễm mỡ, sẽ làm suy giảm độ nhạy của hóc môn Insulin, khiến khả năng kiểm soát đường máu của Insulin giảm, tuỵ sẽ phải tăng cường hoạt động để bù đắp, dần dần dẫn đến tuỵ bị suy, và đái tháo đường type 2 xuất hiện. Nếu không phát hiện để điều trị kịp thời, có thể dẫn đến ung thư tụỵ, gan, và khởi phát các mầm ung thư khác...

Cách phòng ngừa cơ thể tích mỡ nội tạng

  • Lựa chọn thực phẩm có calo thấp, chỉ số đường huyết thấp
  • Lưu ý phương cách chế biến (ưu tiên luộc, hấp, đồ, hạn chế ninh hầm nhừ, rán ngập dầu, lạm dụng chất phụ gia...)
  • Đảm bảo bữa ăn đủ đạm, ngũ cốc nguyên cám như cơm gạo lứt, bánh mỳ đen, các hạt còn vỏ lụa...và chất béo tốt (tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Omega 3)
  • Tuyệt đối tránh xa món ăn có chất béo chuyển hoá (các món ăn nhanh, chiên xào dầu mỡ...)
  • Không tái sử dụng dầu mỡ đã qua 1 lần chế biến
  • Uống đủ nước
  • Ngủ đủ giấc (không thức quá khuya)
  • Vận động tích cực, phù hợp

Coach Hoàng Lê Dung
TT Huấn luyện sức khoẻ Etailink Việt Nam

Tin liên quan