Bí đỏ giàu dinh dưỡng nhưng ăn sao cho đúng và đủ để tốt cho sức khỏe
Trong mỗi quả bí đỏ có rất nhiều khoáng chất, vitamin và các axit hữu cơ tốt với sức khỏe. Không chỉ vậy, loại quả này còn giàu tryptophan - chất cấu thành nên protein cần cho hoạt động của tế bào thần kinh.
Trong 100 gam thịt bí đỏ chứa: 85 - 91% là nước, 85 - 170 kJ năng lượng, 3,3 - 11g bột đường, 0,1 - 0,5g chất béo, 0,8 - 2g chất đạm, 5 - 6g gluxit, 0,9g protein. Kèm theo đó là các vitamin nhóm B1 và một số axit béo tốt như beta carotene, linolenic và linoleic.
Tốt cho xương và mắt: Bí đỏ giàu Carotene chất này được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A giúp duy trì và phát triển thị lực, ngăn ngừa nhiều bệnh về thoái hoá mắt. Trong bí đỏ cũng chứa nhiều canxi, kali, natri tốt cho sự phát triển của xương, ngăn ngừa loãng xương rất tốt cho người già
Ngăn ngừa ung thư: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong bí đỏ có chất chống oxy hóa và chất Beta- Carotene có tác dụng ngăn ngừa các bệnh ung thư và chống viêm.
Tăng cường hệ miễn dịch: Bí đỏ có hàm lượng vitamin C cao có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp chống lại các vi khuẩn và vi rút có hại cho cơ thể.
Tốt cho tim mạch: Đặc biệt trong hạt bí đỏ có chứa nhiều axit béo như omega 3, omega 6 giúp làm giảm các lượng cholesterol xấu và ngăn ngừa một số bệnh về tim mạch.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Bí đỏ là thực phẩm tốt cho người tiểu đường có tác dụng hạ đường huyết trong máu, phòng ngừa tiểu đường và bệnh thành mãn kinh ở người tiểu đường.
Bí đỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, cần khéo léo kết hợp bí đỏ trong khẩu phần ăn, một tuần chỉ nên ăn 2 – 3 lần là hợp lý. Nếu ăn quá nhiều bí đỏ thì lượng beta caroten sẽ không được tiêu hóa hết do hàm lượng cao vượt mức hấp thu của cơ thể. Lúc này beta caroten sẽ bị tồn đọng ở gan và gây ra hiện tượng vàng da ở lòng bàn tay, bàn chân và cả chóp mũi. Dù vậy, vàng da do ăn nhiều bí đỏ cũng không nên lo lắng vì đây là một bệnh lý không gây hại cho sức khỏe và chỉ cần ngừng ăn bí đỏ một thời gian thì triệu chứng vàng da sẽ hết.
Không nên ăn quá nhiều bí đỏ một lúc bởi hàm lượng chất xơ quá cao có thể gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
Ăn bí đỏ quá nhiều có thể khiến cơ thể bị ngộ độc Cucurbitacin. Bí đỏ có lượng Cucurbitacin là bí thường có vị đắng khi ăn. Do đó, bạn không nên ăn bí đỏ bị đắng nếu không muốn cơ thể bị ngộ độc thực phẩm.
Tránh ăn bí đỏ đã quá già hay để lâu ngày. Bởi bí đỏ quá già sẽ làm cho hàm lượng đường tăng lên, đồng thời biến chất, lên men dễ gây ra các thành phần độc tố có hại cho cơ thể. Nếu đang bị rối loạn tiêu hóa thì cần tránh không nên ăn bí đỏ. Bí đỏ có thể khiến đầy bụng.
Món ăn tốt cho sức khỏe từ mía
Mía thường được ép lấy nước ở dạng tươi, là thức uống yêu thích của mọi người vào những ngày...
Có nên gói sẵn nem cất tủ đá để dùng ngày Tết không?
Để tiết kiệm thời gian làm mâm cơm cúng trong các ngày Tết, nhiều gia đình gói sẵn nem (chả...
6 thực phẩm giúp giảm mỡ nội tạng
Ăn bơ, sữa nguyên chất béo, bỏng ngô, mì ống… là những thực phẩm có thể giúp giảm mỡ nội...
Cách chế biến thịt gà ngon, an toàn
Việc chuẩn bị, bảo quản và nấu thịt gà đúng cách rất quan trọng. Nếu không, nó có thể trở...