Trĩ là bệnh lý khá phổ biến nằm trong nhóm các bệnh lý ở vùng hậu môn. Tuy không gây tử vong ngay nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh hay gặp ở những người thường xuyên có tăng áp lực ổ bụng như bà bầu, bệnh nhân bị táo bón,…

Bà bầu bị trĩ thường xuất hiện nhiều ở 3 tháng cuối thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân bà bầu bị trĩ

Nhiều người thắc mắc không biết đâu là nguyên nhân chính gây trĩ ở bà bầu? Trên thực tế, trong lúc mang thai rất dễ bị trĩ, giãn tĩnh mạch ở chân và đôi khi ngay cả ở âm hộ vì rất nhiều lý do, cụ thể:

  • Tử cung phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể. Đồng thời làm tăng áp lực các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
  • Táo bón là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nó góp phần làm cho bệnh trĩ thêm phần trầm trọng hơn. Vì phụ nữ thường căng cơ để cố gắng rặn khi đi vệ sinh dẫn đến bệnh trĩ.
  • Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong khoảng thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón hơn.

Phòng ngừa bệnh trĩ ở bà bầu như thế nào?

Trong quá trình mang thai nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đậu, trái cây, rau,… Đặc biệt bổ sung lượng nước đủ cho cơ thể hàng ngày.

Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu và không nên ngồi ở nhà vệ sinh quá lâu vì nó dễ gây áp lực lên trực tràng dẫn đến táo bón. Nhớ áp dụng tư thế ngồi xổm vì vị trí này dẫn đến chuyển động ruột dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, nó còn ngăn ngừa táo bón và trĩ hiệu quả.

Khi đi vệ sinh áp dụng tư thế ngồi xổm - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn và thường xuyên cho dạ dày tiêu hóa những thức ăn nhẹ hơn để không bị quá tải. Nếu áp dụng từ 5 – 6 bữa/ngày giúp hệ tiêu hóa được giảm tải làm cho quá trình di chuyển trong ruột được dễ dàng. Hơn nữa, còn tránh được những tình trạng ợ nóng, đầy hơi và khó tiêu.

Phụ nữ mang thai nên thường xuyên đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi, tránh ngồi quá lâu. Tập nằm nghiêng bên trái khi ngủ. Hãy đọc sách hay xem tivi để giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu trở về từ nửa dưới cơ thể.

Thường xuyên thực hiện các bài tập Kegel cho bà bầu hàng ngày. Điều này giúp tăng lưu thông trong trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn. Đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ trong quá trình mang thai.

Thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục của bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Ăn nhiều sữa chua vì nó giàu vi khuẩn probitic giúp trị chứng táo bón hiệu quả. Đồng thời kích thích hệ tiêu hóa và cải thiện sự hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn trong thời kỳ quan trọng của thai kỳ.

Cách chữa bà bầu bị trĩ

Hiện nay có rất nhiều cách chữa bà bầu bị trĩ vô cùng hiệu quả. Hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn các cách chữa trị trĩ cụ thể dưới đây:

  • Sử dụng đá và túi chườm lạnh để chườm lên vùng hậu môn vài lần trong ngày nhằm hạn chế tình trạng sưng tấy. Ngâm hậu môn trong nước ấm 3 lần/ngày và sau mỗi lần đi cầu khoảng 15 phút.
  • Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh. Nên dùng giấy trắng, mềm và không mùi. Ngoài ra, có thể sử dụng khăn giấy ướt không cồn hoặc loại giấy chuyên dụng cho người bị trĩ.
Ngâm hậu môn hàng ngày khoảng 15 phút - Ảnh minh họa: Internet
  • Dùng kem bôi trĩ ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ ngoại. Đặc biệt, không được tự ý dùng thuốc mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Vì có rất nhiều loại thuốc dễ bị viêm và còn có khả năng gây nguy hiểm đến thai nhi.

Phương pháp dân gian điều trị bà bầu bị trĩ

Các chuyên gia y tế khuyến cáo không áp dụng phẫu thuật để điều trị bà bầu bị trĩ khi chưa phát triển nặng. Chính vì thế, ở mức độ nhẹ và mới phát hiện ngoài việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý các mẹ có thể tham khảo một số phương pháp dân gian cơ bản sau:

Đắp hoa mướp đắng

Mướp đắng có tính mát và kháng khuẩn. Ngoài ra nó còn chống viêm rất tốt nên có thể dùng để chữa trĩ ở bà bầu an toàn và hiệu quả. Chỉ cần lấy hoa mướp đắng rửa sạch, sau đó giã nhuyễn rồi đắp vào hậu môn mỗi ngày từ 1 – 2 lần. Duy trì thường xuyên và đều đặn để có được kết quả tốt nhất.

Uống hoa hòe kết hợp hoa mướp

Bài thuốc uống bằng 2 nguyên liệu thiên nhiên, đơn giản là hoa hòe và hoa mướp rất tốt cho bà bầu bị trĩ. Lấy khoảng 10g hoa hòe và 20g hoa mướp nấu sôi khoảng 20 phút, sau đó dùng uống hàng ngày.

Sử dụng hoa mướp đắng và hoa hòe trong việc điều trị bệnh trĩ vô cùng hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Bà bầu bị trĩ nên đẻ mổ hay đẻ thường phụ thuộc vào mức độ bệnh như thế nào? Trên thực tế, bà bầu bị bệnh trĩ có thể đẻ thường được. Tuy nhiên, việc này sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh hoạt hằng ngày của người phụ nữ. Bởi khi đẻ thường thì búi trĩ sẽ thò xuống dài hơn hoặc vùng trĩ bị tổn thương nhiều. Vì thế, với những ai bị trĩ sau khi sinh thường cảm thấy đau mỗi khi đi đại tiện.

Đặc biệt khi bà bầu gặp phải các triệu chứng như búi trĩ thò ra ngoài, táo bón, chảy máu, ngứa hậu môn và thai đã nhiều tuần tuổi thì cách tốt nhất là nên đẻ mổ. Bởi nếu lựa chọn đẻ thường bà bầu phải rặn nhiều và làm cho búi trĩ tụt xuống khiến cho bệnh nặng hơn.

Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không?

Các chuyên gia khoa sản khuyên phụ nữ mang bầu không nên chủ quan trước căn bệnh này. Cần tìm hiểu và đề phòng trường hợp xảy ra tình trạng trĩ khi mang thai. Đặc biệt, nếu bị thì cần phải khám và điều trị sớm nhất.

Nguyên nhân thường thấy của bệnh trĩ là táo báo. Chính vì phân chứa nhiều chất độc nhưng không được thải ra ngoài. Điều này gây ra tình trạng trực tràng hút ngược vào cơ thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, khi mang thai cơ thể phụ nữ chứa lượng nước rất lớn và các cơ nhão. Nếu bị trĩ, khi rặn đẻ sẽ làm cho bệnh nặng thêm, đồng thời gây đau đớn và gặp phải nhiều vấn đề sau sinh.

Bà bầu bị trĩ nên ăn gì?

Những thực phẩm tốt dành cho bà bầu bị trĩ - Ảnh minh họa: Internet

Cà rốt có chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho,…Nó có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và tốt cho đường tiêu hóa. Đặc biệt khi mang thai nếu bị táo bón chỉ cần nấu cháo cà rốt ăn liên tục từ 3 – 5 ngày hoặc dùng nước ép có thể điều trị hiệu quả.

Khoai lang chứa ít chất béo và không có cholesterol. Thành phần chủ yếu là chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có tác dụng giúp nhuận tràng, phòng ngừa táo bón cho bà bầu. Tuy nhiên, nên ăn ở mức vừa phải nếu ăn quá nhiều sẽ gây tình trạng đầy bụng và khó tiêu do thiếu đường.

Chuối giàu chất xơ nên phụ nữ mang thai có thể ăn hàng ngày để tránh táo bón. Mỗi ngày ăn 2 quả lúc bụng trống không hoặc ninh chín để giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.

Rong biển có tác dụng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột. Đồng thời giúp thức ăn tiêu hóa nhanh và sớm loại bỏ các chất cặn bã còn sót trong ruột. Nhờ vậy ruột trở nên sạch sẽ và tăng khả năng hấp thụ canxi. Ngoài ra, đây còn là thực phẩm giúp bà bầu ngừa táo bón và thúc đẩy sự bài tiết hiệu quả.

Bí đỏ có vị ngọt tự nhiên và an toàn đối với phụ nữ mang thai. Thực phẩm này cung cấp nhiểu các vitamin A, E, C và B6 cho cơ thể. Đặc biệt, bí đỏ còn giàu hàm lượng sắt và kẽm cùng chất xơ giúp bổ sung lượng máu cho bà bầu. Hàm lượng chất xơ trong bí đỏ giúp phụ nữ mang thai nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ.

Đu đủ chín có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón cho bà bầu. Phần thịt đu đủ chín còn là nguồn chất xơ dồi dào có chứa papain – loại enzyme tiêu hóa chất đạm giúp chống táo bón hữu hiệu.

Một số lưu ý khi bà bầu bị trĩ

  • Đối với những bà bầu có hệ tiêu hóa suy yếu thì không nên uống quá nhiều nước vì nó sẽ làm suy yếu cơ ruột. Chỉ cần bổ sung lượng nước vừa đủ để giúp quá trình bài tiết diễn ra tốt hơn.
  • Tránh những đồ ăn cay nóng, thực phẩm có gas, đồ đông lạnh, đồ ăn nhanh, đồ ăn mặn,…

Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề bà bầu bị trĩ. Tuy bệnh lý này không gây tử vong ngay nhưng nó ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu sau khi sinh. Vì thế, phụ nữ mang thai nên phát hiện và điều trị kịp thời đặc biệt là phòng ngừa hiệu quả.