Giá trị dinh dưỡng của măng

Măng có hàm lượng chất xơ rất cao - Ảnh minh họa: Internet

Chất xơ

So với các loại rau khác, hàm lượng chất xơ trong măng khá cao, chiếm 2,56%. Trong khi đó, hàm lượng chất xơ trong các loại rau mầm là 1,27%, trong dưa leo là 0,61% và trong bắp cải là 1,58%. Hàm lượng chất xơ cao trong măng giúp giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư hệ tiêu hóa.

Chất chống oxy hóa

Phytosterol trong măng hoạt động như một chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.

Ít chất béo và đường

Lượng chất béo và đường có trong măng hầu như không đáng kể. Như vậy, bà bầu không phải quá lo lắng về vấn đề cân nặng hoặc nguy cơ tiểu đường khi ăn măng.

Các loại chất dinh dưỡng khác

Ngoài 91% là nước, măng chứa protein, các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, sắt, kali và phốt pho. Đặc biệt, hàm lượng kali trong măng khá cao. Cứ 100g măng chứa khoảng 533 mg kali. Trong khi đó, theo nghiên cứu, những thực phẩm chứa tối thiểu 400 mg kali đã có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Lợi ích từ việc ăn măng đối với cơ thể

Giúp giảm cân

Măng tươi là thực phẩm tốt nhất nếu chúng ta đang muốn giảm cân. Măng rất giàu chất xơ, giúp thỏa mãn cơn đói. Măng cũng chứa lượng đường và calo không đáng kể. Với tỷ lệ carbohydrate thấp hơn so với các thực phẩm giàu chất xơ khác, măng là thực phẩm giúp giảm cân lý tưởng.

Kiểm soát cholesterol

Măng làm giảm lượng cholesterol xấu nhờ chứa lượng chất béo và calo không đáng kể, nhiều chất xơ. Chất xơ giúp giảm lượng cholesterol xấu.

Tốt cho tim

Măng có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và khoáng chất như selen, kali có lợi cho tim. Thêm vào đó, với lượng carbohydrate và đường thấp, măng trở thành thực phẩm lý tưởng giúp phòng các bệnh tim mạch. 

Măng tươi rất giàu chất xơ, giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Việc đào thải cholesterol dư thừa giúp thanh lọc động mạch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

​Chống ung thư

Măng tươi giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do và chất phytosterol tự nhiên này góp phần chống ung thư. Chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các gốc tự do gây ung thư, trong khi phytosterol tự nhiên trong măng giúp ức chế sự tăng trưởng và đột biến của các khối u.

Tăng cường miễn dịch

Măng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho các hoạt động trơn tru của cơ thể. Măng tre giúp nâng cao khả năng miễn dịch. Sự hiện diện của các vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E, và B giúp tăng cường chức năng miễn dịch.

Chống viêm

Măng tươi cũng thể hiện đặc tính chống viêm hiệu quả. Măng làm giảm đau, viêm cũng như chữa lành vết loét. Măng có thể luộc lên rồi ăn hoặc ép lấy nước và bôi trực tiếp lên vết thương để giảm viêm.

Tốt cho người ăn kiêng

Măng chứa lượng lớn chất xơ, không chỉ làm giảm lượng cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn duy trì hoạt động của đường ruột.

Trong thời đại của lối sống ít vận động, thực phẩm giàu chất xơ mà ít calo như măng là sự lựa chọn hoàn hảo - Ảnh minh họa: Internet

Chữa các vấn đề hô hấp

Măng rất hiệu quả trong chữa trị các vấn đề về hô hấp và rối loạn như khó thở, hen suyễn, viêm phế quản. Do có đặc tính chống viêm, măng giúp chữa bệnh viêm đường hô hấp. Luộc măng và thêm một chút mật ong để làm long đờm một cách hiệu quả.

Chữa vấn đề dạ dày

Măng rất giàu chất xơ, giúp làm mềm phân, chữa trị táo bón. Măng cũng chứa các chất khác giúp chữa trị các vấn đề đường ruột và các vấn đề dạ dày.

Kháng khuẩn

Cuối cùng, măng tre có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Đặc tính này khiến măng là một phương thuốc tuyệt vời cho các bệnh do vi khuẩn và virus.

Bà bầu ăn măng tươi được không?

Măng tươi có nhiều giá trị dinh dưỡng là vậy, tuy nhiên, những dưỡng chất từ măng tươi có tốt cho sự phát triển của thai nhi hay không, bà bầu ăn măng được không, bà bầu ăn măng có sao không, tác hại của măng với bà bầu là gì… đầy đều là những thắc mắc của hầu hết các chị em khi nghĩ đến loại thực phẩm này.

Bà bầu ăn măng được không là thắc mắc của hầu hết các chị em khi nghĩ đến loại thực phẩm này - Ảnh minh họa: Internet

Măng có nguy cơ gây ngộ độc thai kỳ

Măng có chứa nhiều độc tố đặc biệt là cyanide. Chất này khi vào trong dạ dày sẽ bị phân hủy dưới tác động của men tiêu hóa sinh ra acid cyanhydric dễ gây ngộ độc

Một số các triệu chứng ngộ độc thường gặp khi ăn măng để mẹ bầu nhận biết như: đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp nếu bị nặng có thể gây tử vong. Nếu mẹ bầu thắc mắc bà bầu kiêng ăn gì thì măng chính là câu trả lời đầu tiên chị em cần lưu ý.

Gây hiện tượng đầy bụng khi mang bầu

Trong măng tươi có 2,56% thành phần là chất xơ, chính điều này là nguyên nhân dẫn tới đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. Đối phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, ăn măng có thể khiến tình trạng ợ hơi, đầy bụng trở lên trầm trọng, đặc biệt ở các mẹ đang bị ốm nghén.

Nguyên nhân gây thiếu máu ở bà bầu

Các mẹ bầu khi mang thai thường xuyên phải bổ sung sắt cho cơ thể để hỗ trợ quá trình tạo máu và sự phát triển hoàn chỉnh của thai nhi. Tuy nhiên, khi ăn măng bà bầu sẽ cản trở việc bổ sung sắt này, do trong măng có chất hạn chế quá trình hình thành máu, từ đó gây thiếu máu ở bà bầu.

Thêm nữa, độc tố cyanide trong măng tươi có tác dụng tiêu cực tới chuỗi hô hấp tế bào làm vô hiệu hóa enzym sắt,  làm người ăn bị thiếu oxy gây ra thiếu máu.

Bà bầu ăn măng sẽ cản trở việc bổ sung sắt - Ảnh minh họa: Internet

Tóm lại, bà bầu ăn măng được không? Câu trả lời là: Bà bầu vẫn có thể ăn măng với số lượng ít và nên chú ý đến quá trình chế biến măng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và thai nhi.

Những lưu ý khi bà bầu ăn măng

Hàm lượng chất cyanide trong măng tươi khá cao. Do đó, khi ăn măng, mẹ nên chú ý khâu chế biến để loại bỏ bớt lượng chất độc nguy hiểm này. Mẹ nên ngâm và luộc kỹ măng trước khi ăn. 

Trong quá trình luộc măng, nên thường xuyên mở nắp để độc tố bay đi. Đặc biệt, không nên sử dụng lại nước luộc măng, vì đa số chất độc thường đọng lại trong nước.

Không nên ăn măng thường xuyên vì có hại cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, chỉ nên ăn 2 lần mỗi tháng và mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 200 – 300 g

Một số cách sơ chế măng tươi

Đối với sơ chế măng tươi, mẹ bầu có thể tham khảo các cách sau để hạn chế lượng độc tố có trong măng:

Cách 1

Bóc vỏ măng rồi luộc 2-3 lần, để mở vung. Sau khi vớt măng ra, các mẹ hãy ngâm măng trong nước gạo trong vòng 2 ngày, nhớ phải thường xuyên thay nước gạo 2 lần/ngày để tránh độc tố ngấm lại vào măng.

Mở nắp vung khi luộc măng để giải phóng các độc tố dưới dạng chất bay hơi - Ảnh minh họa: Internet

Cách 2

Mẹ có thể bỏ thêm một nắm rau ngót vào nồi luộc chung với măng đã rửa sạch và cắt nhỏ. Khi măng chín thì đổ hết nước đi, cho nước lạnh vào, vớt hết ra ngót ra rồi bắt đầu chế biến các món ăn từ măng.

Cách 3

Cách khác là mẹ hãy để măng tươi cả vỏ vào trong nồi, thêm một vài trái ớt bỏ hạt và cho nước gạo vào đun sôi. Sau khi tắt bếp, mẹ bầu vớt măng ra, để nguội rồi mới bắt đầu bóc vỏ, rửa lại bằng nước sạch.

Nhìn chung, dù vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc. Tuy nhiên nếu có băn khoăn về việc bà bầu ăn măng được không thì câu trả lời của các chuyên gia vẫn là nên hạn chế - đặc biệt là măng tươi, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả thai phụ và em bé.