Phụ Nữ Sức Khỏe

Người lớn có bị tăng động, giảm chú ý? Chuyên gia chỉ dấu hiệu nhận biết khiến ai cũng thấy mình trong đó

Dù có rất nhiều ý tưởng nhưng lại không thể tập trung để hoàn thành, trong cuộc sống thường xuyên bị bốc đồng, liệu tôi có bị tăng động giảm chú ý? Thạc sĩ, bác sĩ trị liệu tâm lý Nguyễn Hồng Bách (Viện Tâm lý và Truyền thông) sẽ giải đáp thắc mắc này.

Ngô Trang (Hà Nội) (trangnth***@gmail.com)

Tôi 34 tuổi, công việc và cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, trong cuộc sống đôi khi tôi hay bị bốc đồng. Trong công việc, tôi thích đa nhiệm, có nhiều ý tưởng nhưng không thể tập trung và hành động nên giảm hiệu quả, cản trở sự phát triển của bản thân.

Các bạn thường nói tôi bị tăng động, giảm chú ý (ADHD) và nên đi khám. Tuy nhiên, theo tôi tìm hiểu thì ADHD chỉ gặp ở trẻ nhỏ, chứ chưa thấy nói đến hội chứng này ở người lớn. Bác sĩ cho tôi hỏi, ADHD có gặp ở người lớn không và có chữa khỏi nếu mắc phải không?

Xin cảm ơn bác sĩ.

 
Th.BS Nguyễn Hồng Bách

Tăng động giảm chú ý (ADHD) hoàn toàn có thể gặp ở người trưởng thành.

Mặc dù gọi là ADHD người lớn, nhưng thực ra nó đã tồn tại từ thuở ấu thơ, nhưng chưa được phát hiện ra. Rối loạn tăng động, giảm chú ý ở người lớn là một rối loạn bao gồm sự kết hợp của các vấn đề khó chú ý, hiếu động quá mức và hành vi bốc đồng. Bệnh gây ra nhiều hệ lụy như giảm hiệu suất làm việc, học tập kém và lòng tự trọng thấp.

Dấu hiệu người lớn bị tăng động giảm chú ý:

ADHD ở người lớn thường khó nhận biết hơn so với trẻ nhỏ và dễ nhầm lẫn với các rối loạn tâm thần khác. Ví dụ như trẻ nhỏ bị tăng động giảm chú ý thường hoạt động quá mức, luôn tay, luôn chân, khó lắng nghe, khó tập trung chú ý. Với người lớn, ADHD thường có biểu hiện bồn chồn, hay quên, không tập trung hoặc trì hoãn công việc, hay lo lắng… Trong đó, dấu hiệu chỉ điểm đáng chú ý nhất là không tập trung, bỏ dở công việc và không hoàn thành đúng thời hạn.

Những người hay bốc đồng, không tập trung hoàn thành công việc có thể do mắc ADHD. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, nhiều người trưởng thành còn có dấu hiệu hiếu động khi bị tăng động giảm chú ý, ví dụ như thường xuyên ra khỏi chỗ ngồi, khó tham gia vào các hoạt động yên tĩnh, luôn di chuyển, nói nhiều, bốc đồng, khó xếp hàng chờ đợi, ngắt lời người khác...

Để xác định một người trưởng thành có bị ADHD hay không, các bác sĩ, nhà trị liệu thường sẽ dựa trên ba bước sau để chẩn đoán. Đầu tiên là tìm kiếm các dấu hiệu, triệu chứng ảnh hưởng cuộc sống của người bệnh. Thứ hai, cần đánh giá các yếu tố bên ngoài có thể khiến người bệnh có các hành vi đáng nghi ngờ. Thứ ba, người bệnh có một số rối loạn sức khỏe tâm thần khác kèm theo hay không.

Đáng chú ý, khi bị ADHD ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, nếu không được quan tâm, cải thiện bằng các liệu pháp hoặc dùng thuốc, có thể dẫn đến những hậu quả như rơi vào khủng hoảng, trầm cảm.

Nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý ở người lớn:

Những yếu tố có thể kích hoạt tăng động giảm chú ý ở người lớn là căng thẳng, thiếu ngủ, suy dinh dưỡng và chế độ ăn uống nghèo nàn, kích thích quá mức, thay đổi các yếu tố môi trường như độ nhạy âm thanh, nhiệt độ và mùi, thiếu sự quan tâm.

Do vậy, khi phát hiện người trưởng thành có dấu hiệu bị rối loạn tăng động, giảm chú ý cần đưa đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.

Cách điều trị cho người lớn bị tăng động giảm chú ý:

Điều trị AHDH cho người lớn sẽ bao gồm việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tư vấn tâm lý (tâm lý trị liệu) và điều trị cho bất kỳ tình trạng sức khỏe tâm thần nào xảy ra cùng với ADHD. Việc điều trị này cũng chỉ giúp bệnh nhân nhận ra chính mình và tạo hành lang tiết chế hành vi, chứ không điều trị khỏi được.

Theo Lê Phương/Phunuphapluat.nguoiduatin.vn

Tin liên quan

Ngoài dùng thuốc còn cách nào giảm đau cho bệnh nhân ung thư?

Mẹ tôi bị ung thư vú, do phát hiện không kịp thời nên tế bào đã di căn. Dù điều...

Có cách nào phòng tránh bệnh trầm cảm?

Người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm phải có 1 trong 2 triệu chứng chính và 4 triệu chứng...

Nắng nóng có nên uống nước dừa mỗi ngày?

Tôi thường xuyên uống nước dừa giải nhiệt, nhất là khi thời tiết oi bức như hiện nay, nhưng thắc...

5 lời khuyên đối phó với chứng trầm cảm hậu ly hôn

Kiệt sức về mặt cảm xúc, rút lui khỏi xã hội và cảm giác tuyệt vọng thường là những dấu...

Siêu âm thấy con đầu to, bố lo lắng không biết bé có thể chui được ra ngoài khi mẹ...

Vợ đến ngày dự sinh chưa chuyển dạ, trong khi em bé trong bụng đầu khá to. Liệu thai có...

Hai người đang yêu có phù hợp hay không, nhìn 4 khía cạnh này là biết

Nhìn vào đâu để biết một cặp đôi có thực sự phù hợp với nhau hay không?

Người bị lợi dụng, suy cho cùng đều bởi 1 lý do

Cuộc sống này thực chất là một hành trình cô đơn. Khi không thể phân biệt tốt xấu, đừng dễ...

Tin mới nhất

“Gạo trong thùng gốm giàu 3 họ, gạo đựng thùng nhựa khó 3 đời” nhưng không phải ai cũng biết,...

1 giờ trước

Cách làm bánh bao chỉ bằng sữa tươi thơm ngon, mềm béo, siêu đơn giản tại nhà

1 giờ trước

Một loại quả có hạt được mệnh danh là “thiên nhiên bạch hổ thang”, ăn mỗi ngày giúp "thanh nhiệt...

1 giờ trước

Ăn sầu riêng có nóng không, những ai không nên ăn?

3 giờ trước

99% mọi người chưa từng làm món trứng theo cách này: Thêm 1 loại quả đang chín rộ vào xào...

3 giờ trước

Loại củ là "mỏ vàng của giới rau củ" của Nhật Bản, có tác dụng chống ung thư, tốt cho...

3 giờ trước

Cánh gà đừng rán hay chiên mắm, nấu thế này vừa ngon lại vô cùng hợp vị trong bữa cơm...

3 giờ trước

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

7 giờ trước

Cách nấu lẩu gà hoa sen trong veo, thanh mát

7 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình