Quy trình nấu mì tôm "chuẩn"

Thông thường, nhà sản xuất hưỡng dẫn chúng ta cho vắt mì vào bát, đổ gia vị và nước sôi vào, chờ trong 3 phút là có thể dùng được. Tuy nhiên, bạn không nên ăn theo cách này.

Hãy chần vắt mì trong nước sôi. Khi thấy các cọng mì bắt đầu tách rời nhau thì vớt ra, đổ bỏ nước. Đây là cách loại bỏ lớp dầu chiên bên ngoài sợi mì.

Tiếp tục nấu một nồi nước sôi mới rồi bỏ vắt mì vào. Khi nước sôi trở lại thì tắt bếp, bỏ mì ra bát ngay để mì không bị nát.

Khi bát mì còn đang nóng, bạn hãy bỏ gói gia vị vào và trộn đều. Chúng ta chỉ cần bỏ một nửa hoặc 2/3 gói gia vị là được, không nên đổ tất cả vào bát sẽ gây quá mặn, không tốt cho sức khỏe.

Mì tôm là loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng. Do đó, cần bổ sung thêm các loại thực phẩm khác để cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần.

Việc bổ sung rau xanh vào bát mì tôm là điều cần thiết. Cách này sẽ giúp giảm tối đa lượng chất béo dư thừa. Thông thường, mỗi một vắt mì có thể thêm 150 gram rau xanh. Bạn có thể sử dụng bất cứ loại rau nào có sẵn trong nhà như cải ngọt, bông cải, cải xanh hay giá đỗ...

Ngoài ra, để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể, bạn cần thêm 25-30 gram chất đạm cho mỗi vắt mì. Hãy thêm thịt lợn, thịt bò, tôm hoặc trứng... để có một bữa ăn đầy đủ chất.

Không ăn mì tôm sống

Mì tôm sống có thể là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng đây là loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng, khó tiêu hóa.

Mì gói thường được chiên qua dầu nên chứa nhiều chất béo, ăn sống sẽ gây khó tiêu. Khi nấu chín, lượng chất béo giảm đi sẽ hạn chế tác hại của mì.

Không ăn quá 3 lần/tuần

Không nên dùng mì tôm liên tục và thay cho bữa chính vì nó có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Thường xuyên ăn mì tôm bạn sẽ dễ bị nổi mụn, nhiệt miệng.

Lâu dài, có thể gây béo phì, gia tăng nguy cơ mắc cách bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao..

Ngoài ra, khi ăn quá nhiều mì tôm sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, khiến bạn thường xuyên bị đày hơi, khó chịu. Do đó, tốt nhất không nên ăn mì tôm quá 3 lần/tuần.

Tin liên quan