Ăn lẩu quá nóng
Nhiều người nghiện món lẩu vì thích cảm giác xì xụp đồ ăn nóng, vừa thổi vừa ăn, tê cay nơi đầu lưỡi nhưng nếu ăn như vậy sẽ là mối nguy hiểm cho sức khỏe.
Khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày chỉ có thể chịu được nhiệt độ 50°C, ăn đồ quá nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc.
Nhiệt độ nước lẩu có thể lên tới 120 độ C, nếu ăn ngay đồ ăn từ nồi rất dễ bỏng miệng, lưỡi, thực quản, niêm mạc. Một số người đang bị nhiệt miệng, khi ăn lẩu nóng sẽ có nguy cơ bị loét rộng hơn và làm trầm trọng hơn tình trạng viêm ban đầu.
Ăn lẩu không nên nóng vội, thức ăn nên gắp ra bát, đĩa cho nguội bớt mới ăn.
Đồ ăn tái, chưa chín
Nhiều người chỉ chần qua thịt, cá đã ăn. Cách này không chỉ khó tiêu, đau bụng mà vi khuẩn, trứng ký sinh trùng ẩn náu trong thức ăn sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa, gây bệnh.
Các thí nghiệm khoa học đã chứng minh ba bệnh ký sinh trùng nghiêm trọng là giun xoắn, sán dây và nang sán có thể lây truyền qua lẩu. Nếu mắc bệnh ký sinh trùng, bạn sẽ cảm thấy yếu ớt, đau nhức cơ bắp, cơ thể phù nề, ngứa ran.
Cách ăn đúng là thái thịt nhúng lẩu phải thật mỏng và nhúng thịt chín chứ không tái.
Ăn quá cay
Nhắc đến lẩu, vị cay cay, nóng hổi luôn là lựa chọn hàng đầu, bởi cảm giác toát mồ hôi đầm đìa thật thích thú.
Không khó để hình dung độ cay của lẩu đối với dạ dày và đường ruột. Lúc đầu kích thích thực quản, sau đó nhanh chóng đi qua dạ dày, ruột non,… gây kích ứng nghiêm trọng niêm mạc thành đường tiêu hóa, sinh ra axit dịch vị, đầy hơi, ngoài ra dễ gây viêm thực quản, viêm dạ dày, tiêu chảy cũng là điều không thể tránh khỏi.
Người bị bệnh trĩ hoặc táo bón nên kiêng ăn lẩu hơn. Nếu không, bệnh nhân bị trĩ rất dễ tái phát do các cơ vòng xung quanh hậu môn bị kích thích xung huyết quá mức, làm bệnh thêm trầm trọng.
Mặc dù mỗi người có khả năng chịu cay khác nhau, nhưng vì lợi ích của dạ dày, bác sĩ khuyên rằng nên ăn ít cay. Ngoài ra, sau khi ăn lẩu nên uống thêm nước trắng hoặc nước chè đặc để pha loãng bớt vị cay, giảm bớt kích ứng cho dạ dày, từ đó cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Nước lẩu quá bổ dưỡng
Hầu hết các món lẩu đều sử dụng các chất có hàm lượng chất béo cao như lợn, cừu, bơ làm nguyên liệu cơ bản, gia vị chủ yếu là ớt, tiêu, tần bì. Ăn quá nhiều dễ dẫn đến tăng mỡ máu, sỏi mật, loét tá tràng và khoang miệng, viêm nướu, trĩ.
Nước lẩu nếu đun lâu và không được thay đổi, các thành phần trong nước lẩu sẽ xảy ra phản ứng hóa học, sinh ra chất độc hại. Chuyên gia khuyên nên đổ đi phần còn lại của nước lẩu không dùng hết.
5 nguyên tắc vàng khi ăn lẩu giúp bảo vệ sức khoẻ
1. Không nên ăn lẩu quá nhiều lần trong thời gian ngắn. Lẩu là một trong những món ăn có hương vị thơm ngon, hấp dẫn và được nhiều người ưa chuộng.
2. Không ăn lẩu quá nóng và quá cay.
3. Không để bữa ăn kéo dài quá 2 giờ.
4. Nên thêm vào lẩu nhiều rau quả có tác dụng giải nhiệt và ăn kèm bún, mì.
5. Ăn chín, uống sôi.