Theo Phụ nữ Việt Nam thông tin từ Sohu, những gợi ý thực phẩm là trái cây hoặc đồ uống có thể ăn sau khi ăn lẩu để giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn như sau:
Ăn trái cây
Sau khi ăn lẩu từ 30 - 40 phút bạn nên ăn một số loại trái cây có tính mát để giúp hỗ trợ tiêu hóa dễ hơn cũng như giảm béo và hạ nhiệt hiệu quả do các loại lẩu thường cay nóng và giàu chất béo động vật.
Những loại trái cây có tính mát rất giàu vitamin tránh cho cơ thể bị tích tụ axit do ăn quá nhiều chất đạm từ thịt bò, lợn, gà,.. bao gồm kiwi, thanh long, lê, bưởi, lựu, dưa hấu, dâu tây, cam, hồng,...
Lưu ý, do những loại trái cây này giàu vitamin C nên không nên ăn ngay lập tức sau khi ăn lẩu xong, đặc biệt là lẩu hải sản. Do chất asen pentavenlent trong hải sản kết hợp vitamin C có trong trái cây rồi chuyển hóa thành asen trioxide gây ngộ độc cho cơ thể.
Uống trà
Sau khi ăn lẩu khoảng 1 - 2 tiếng bạn có thể uống một cốc trà xanh vừa có tác dụng giảm mùi thức ăn trong miệng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tiêu mỡ. Tuy nhiên không nên uống trà ngay sau khi ăn lẩu do tanin có trong trà kết hợp protein trong thực phẩm tạo các chất cặn khó tiêu, kết tủa và tạo sỏi thận. Chất này còn phản ứng với các khoáng chất trong thức ăn như sắt (từ thịt bò), magie, kẽm... tạo ra các axit gây hại cho dạ dày. Hơn nữa tannin và theocin trong trà còn ức chế sự bài tiết của dịch vị và dịch ruột, khiến thức ăn khó hấp thụ hơn.
Nếu ăn lẩu hải sản, tốt nhất bạn nên uống trà xanh sau khoảng 2 giờ bởi axit tannic trong trà có thể kết hợp với canxi của tôm, cua,... cũng gây khó tiêu, thậm chí kết sỏi.
Các loại trà nên uống sau khi ăn lẩu là trà đen, trà xanh, trà mật ong hoa hồng.
Uống một cốc nước ấm
Sau khi ăn lẩu 30 phút nên uống một cốc nước ấm để thúc đẩy nhu động ruột, kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Lưu ý cần uống nước đun sôi còn ấm để tránh ngộ độc, hạn chế cơ thể tích tụ quá nhiều muối và duy trì sự cân bằng của kali - natri trong máu.
Ngoài ra, việc uống đủ nước còn giúp bạn ngăn chặn nguy cơ táo bón khó tiêu khi ăn các món dầu mỡ và nhiều protein như lẩu.
Nước chanh detox
Hẳn là bạn không còn xa lạ với những cốc nước thêm vài lát chanh, không chỉ để gia tăng hương vị cho nước lọc vốn nhàm chán mà loại nước này còn có tác dụng làm sạch ruột, giảm cảm giác béo và ngấy sau khi ăn nhiều protein và chất béo động vật. Chanh cũng chứa axit giúp loại bỏ các axit béo dưa thừa từ thức ăn ra khỏi cơ thể hiệu quả.
Ăn lẩu liệu có tốt không?
Lẩu có nhiều loại gia vị, dầu mỡ, đạm và chất béo nên dễ đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Các loại lẩu phủ tạng như lẩu lòng, lẩu tim... thường ngon miệng nhưng có nhiều cholesterol và axit uric. Nếu kéo dài bữa ăn quá lâu, cơ thể có xu hướng nạp thêm nhiều đồ ăn, khiến thừa năng lượng, tăng cholesterol máu. Thời gian hợp lý cho một bữa ăn không nên quá 2 giờ, một tuần chỉ nên ăn tối đa một bữa lẩu.
Thói quen cho nhiều sa tế, ớt cay vào lẩu cũng không tốt. Tiến sĩ Khanh chia sẻ trên Báo VnEXpress, ăn món này quá cay có thể làm kích ứng, xung huyết, phù nề lớp niêm mạc dạ dày và đường ruột. Khó tiêu do ăn lẩu với các triệu chứng như đau vùng thượng vị sau ăn, ăn nhanh no... Biểu hiện này giống triệu chứng của loét dạ dày tá tràng nhưng khi nội soi sẽ không thấy có loét dạ dày tá tràng.
Mọi người nên hạn chế sử dụng các gia vị chế biến sẵn do chúng có thể chứa các loại hóa chất, phẩm màu không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất bạn nên tự chế biến nước lẩu tại nhà từ các nguyên liệu tươi sống, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn. Bữa ăn cần cân bằng giữa tinh bột, rau xanh và thịt cá tươi, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ và năng lượng.
Những lưu ý khi ăn lẩu
Theo thông tin từ Báo Sức khỏe và Đời sống, dưới đây là một vài lưu ý bạn có thể quan tâm:
- Phải ăn chín uống sôi
Nnhiều người có thói quen vừa cho đồ ăn vào nồi lẩu đã gắp ra, trong khi đó thức ăn mới chín được một nửa. Như vậy, thức ăn sẽ không tiêu diệt hết ký sinh trùng có thế khiến người ăn bị tiêu chảy.
- Không nên ăn khi vừa mới gắp ra vì ăn nóng có thể gây bỏng niêm mạc miệng và họng.
- Không ăn quá mặn vì ăn quá mặn sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe đặc biệt là đối với những người bị huyết áp cao.
Để đảm bảo sức khỏe nên ăn rau trước và sau cùng là thịt. Như thế dạ dày không phải làm việc quá tải. Trong quá trình ăn lẩu cũng nên uống nước để giúp tiêu hóa thức ăn được nhanh hơn.
Mọi người cũng nên ăn nhiều rau xanh. Rau xanh sẽ làm món lẩu thêm phong phú, còn giúp giải độc, làm mát cơ thể và hấp thụ các chất béo tốt hơn. Lá rau có chứa các vitamin và chất khoáng tốt cho sức khỏe.
"Mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài không quá 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Vì khi kéo dài thời gian ăn uống, hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc vất vả hơn gây quá tải từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe", BS Sơn chia sẻ trên báo Sức khỏe và Đời sống cho biết.
Ngoài ra, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 100g thịt bò, có thể thêm cá tuyết và đậu phụ bổ sung vào món lẩu để có thêm protein từ nguồn nạc hơn. Hoặc bạn có thể làm nước dùng tự chế bao gồm thịt gà và rau thơm được đun sôi trong thời gian dài với lượng calo tối thiểu do không sử dụng dầu.
Sử dụng nước chấm làm từ đậu nành, trộn với hành lá và ớt để tăng thêm hương vị cho nước chấm ít calo.