Phụ Nữ Sức Khỏe

Loại rau được coi là 'vua sức khỏe', chống lại bệnh tiểu đường, siêu dễ mọc và giá bình dân ở chợ Việt, ai biết 'quý như vàng mười'

Rau khoai lang có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, được coi như “nhân sâm giá rẻ” của mọi nhà.

Tác dụng của rau khoai lang

Chia sẻ trên Báo Sức khỏe và Đời sống, rau lang là một món rau dân dã, quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Rau khoai lang chứa rất nhiều dưỡng chất, và nguồn vitamin dồi dào. Không những vậy, rau lang còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe mà chúng ta nên tận dụng.

- Giàu chất chống ôxy hóa

Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng (Bệnh viện K), các chất đặc tính chống ôxy hóa trong rau khoai lang là nhờ các dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin… Nghiên cứu trên sử dụng 200g rau khoai lang tím cho vận động viên trong 1-2 tuần giúp giảm quá trình ôxy hóa lipid và DNA, tăng glutathione trong máu, cải thiện khả năng chống ôxy hóa trong huyết tương.

Rau khoai lang. Ảnh: Internet

 

Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ lá khoai lang có tác dụng hỗ trợ phòng các loại tế bào ung thư ruột kết, vú, tiền liệt tuyến, đại trực tràng và ung thư phổi. Cơ chế là nhờ các polyphenol và anthocyanin điều chỉnh chu kì tế bào, cảm ứng gây chết tế bào, giảm tăng sinh thành mạch. IbACP là peptit 16 acid amin được tách chiết từ rau khoai lang cũng cho thấy có khả năng ức chế dòng ung thư tuyến tụy.

- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch

Tại châu Phi và Indonesia, rau khoai lang còn được sử dụng làm bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Các hợp chất flavonoid và quercetin trong lá khoai lang làm giảm sự hấp thu acid béo trong ruột thông qua điều chỉnh các enzym khác nhau liên quan đến chuyển hóa lipid và sự biểu hiện của các yếu tố phiên mã liên quan đến tổng hợp chất béo trung tính và cholesterol. Quercetin còn giảm hoạt động của lipase tuyến tụy, ức chế sự hấp thu cholesterol và triglycerid thông qua chất vận chuyển cholesterol và acid béo ở biểu mô.

- Rau lang hỗ trợ cải thiện đường huyết ở người bệnh đái tháo đường

Đối với tình trạng đường huyết cao, các flavonoid trong lá khoai lang có thể thúc đẩy sự hấp thụ glucose ở mô ngoại vi và tăng cường bài tiết insulin, giảm tình trạng tự hủy của tế bào β tuyến tụy. Ngoài ra, quercetin kích hoạt tái tạo tế bào β trong tuyến tụy, gây tăng tiết insulin. Kết quả là, con đường tế bào liên quan đến bài tiết insulin sẽ được kích thích, làm giảm khả năng kháng insulin, giúp chống lại bệnh đái tháo đường.

Ngọn rau lang có chứa một chất gần giống insulin mà ở lá già không có chất này. Vì thế, người bệnh đái tháo đường có thể dùng ngọn rau lang để ăn như là một phương thuốc bảo vệ sức khỏe của mình.

Khoai lang có nhiều tác dụng tốt. Ảnh: Internet

- Giúp đông máu và giảm đau bụng trong kỳ kinh

Có rất nhiều loại thực phẩm cung cấp vitamin K cho cơ thể, trong đó rau khoai lang là nguồn cung cấp dồi dào. Vitamin K là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể sử dụng để giúp đông máu, từ đó giúp cơ thể hồi phục vết thương nhanh cũng như là giảm đau bụng kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt.

- Giảm nguy cơ loãng xương

Đối với những người phụ nữ sau mãn kinh, do hàm lượng canxi trong xương mất cân bằng nên có thể gây ra các nguy cơ bị loãng xương. Việc bổ sung vitamin K có từ rau khoai lang sẽ giúp cân bằng lại lượng canxi trong xương. Ngoài ra, khi kết hợp vitamin D với vitamin K thì nó có thể giúp người bị gãy xương sẽ mau hồi phục.

- Phòng bệnh táo bón

Không chỉ có củ khoai lang mới có công dụng chữa táo bón mà ăn rau khoai lang cũng có thể giúp chữa táo bón hiệu quả. Phần lá rau khoai lang có chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng. Ngoài ra, chất nhựa từ lá khoai lang cũng có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa chứng táo bón.

Rau lang có nhiều tác dụng. Ảnh: Internet

Những lưu ý khi ăn rau lang để khỏi 'gây độc' cho cơ thể

Theo Tiền Phong, khi ăn rau khoai lang nên ăn kèm với thịt động vật để cân bằng sinh dưỡng. Không ăn rau khoai lang quá nhiều và quá thường xuyên bởi loại rau này chứa nhiều canxi dễ gây sỏi thận. Không ăn rau khoai lang lúc đói vì điều đó sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể giảm xuống thấp hơn. Nếu muốn nhuận tràng thì nên ăn rau khoai lang tươi luộc chín, không nên ăn rau khoai lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược là chính là gây táo bón.

Không nên ăn rau khoai lang quá nhiều vì rau khoai lang chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận. Nên ăn rau khoai lang xen kẽ với các loại rau khác. Tốt nhất là nên ăn kèm với những thực phẩm có chứa đạm động vật, thực vật để giúp cân bằng thành phần dưỡng chất. Khi luộc rau khoai lang để ăn và chữa bệnh, nếu muốn dùng nước thì nên lấy nước thứ 2 vì nước thứ nhất thường có vị chát và hăng.

Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn cùng khoai lang

Theo Lao Động, việc kết hợp khoai lang cũng cần phải chú ý vì nó cũng có những loại thực phẩm "kiêng kị".

- Cà chua

Nếu trong thực đơn đã có khoai lang thì bạn không nên bổ sung thêm cà chua. Vì trong khoai lang có đường, khi tiêu thụ thực phẩm này, đường được lưu lại sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị.

Trong khi đó, cà chua khi ăn vào trong cơ thể dễ bị kết tủa trong môi trường axit mạnh, từ đó thức ăn sẽ tích tụ trong ruột và dạ dày, gây khó tiêu hóa, khó hấp thụ, đau bụng, tiêu chảy.

Do đó, nếu ăn khoai lang với cà chua, lâu dài bạn có thể mắc bệnh sỏi thận.

- Chuối

Cũng giống như cà chua, khi ăn khoai lang không nên ăn cùng chuối. Đây đều là 2 thực phẩm dễ tạo cảm giác no, do đó, nếu ăn cùng một lúc sẽ dễ bị đầy bụng, thậm chí có thể gây trào ngược axit dạ dày.

Thậm chí, khi ăn quá nhiều chuối và khoai lang sẽ dẫn đến khó tiêu hóa, hấp thụ, trường hợp nặng có thể gây ngộ độc mãn tính do thức ăn trong ruột và dạ dày bị ức chế.

- Quả hồng

Đường có trong khoai lang khi đi vào trong cơ thể sẽ rất dễ lên men trong dạ dày, do đó, khi ăn khoai lang sẽ gây ra hiện tượng tăng tiết axit dạ dày.

Nếu bạn ăn cả khoai lang và quả hồng cùng với nhau, sẽ làm cô đặc và kết tủa axit trong dạ dày do phản ứng hóa học của phức hợp tannin - pectin của quả hồng, trường hợp nặng có thể gặp phải tình trạng xuất huyết tiêu hóa hoặc viêm loét dạ dày.

Do đó, nếu muốn ăn 2 loại thực phẩm này, bạn nên ăn chúng cách nhau ít nhất là 5 giờ.

Bật mí cách chế biến rau lang thơm ngon vừa miệng

Rau xào tỏi

- Rau lang lặt lấy các đọt rau non, bỏ phần gốc và các lá già. Ngâm rau lang trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại 1 - 2 lần nữa thì vớt ra rổ để cho ráo nước.

- Tỏi bóc vỏ, chia ra làm 2 phần, một phần dùng dao băm nhỏ, phần còn lại thì cắt lát mỏng và cho ra chén.

-Xào rau lang với tỏi chín tới rồi nêm gia vị sau đó tắt bếp.

Rau lang luộc

- Cho vào nồi khoảng 500ml nước, bắc nồi lên bếp và nấu sôi ở lửa lớn. Khi nước sôi thì cho vào nồi 1/2 muỗng cà phê đường rồi bỏ rau lang vào luộc.

- Sau tầm 3 phút, lúc này rau lang đã chín thì bạn tắt bếp, vớt rau cho ra thau nước sạch để ngâm từ 5 - 10 phút thì cho ra rổ để ráo.

Lưu ý nhỏ: Cho đường vào nước khi luộc sẽ giúp rau lang xanh mướt. Vì rau lang lâu chín nên phải luộc trước khi xào. Luộc xong cho ra nước lạnh để rau được giòn ngon hơn.

 

Lam Lam (t/h)

Tin liên quan

Loại quả được ví như 'ngọc đen', nở rộ vào mùa thu mang tác dụng quý giá, biết ăn còn...

Loại quả này được trồng rất nhiều ở một số tỉnh miền Bắc nước ta mang lại rất nhiều lợi...

Loại lá trồng ở góc vườn nhưng có vạn tác dụng thần kỳ: Ngâm tay, chân mỗi ngày đánh bay...

Lá lốt không chỉ được biết đến là một loại rau thơm dùng trong các bữa ăn mà nó còn...

Uống nước chanh nóng mật ong mỗi sáng, 5 lợi ích bất ngờ không phải ai cũng biết 

Thay vì uống một ly nước lọc mỗi sáng, bạn có thể thay thế bằng ly nước chanh nóng mật...

6 loại đậu chứa nhiều dinh dưỡng, càng ăn càng tốt cho sức khỏe: Phát triển lợi khuẩn ruột, giảm...

Những loại đậu dưới đây cung cấp một lượng dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho cơ thể, nếu có...

Chuối lành tính, bổ dưỡng từ 'xanh đến chín' nhưng lại là đại kỵ đối với những người này, hạn...

Chuối là loại trái cây quen thuộc, được mệnh danh 'thần dược' cho sức khỏe và sắc đẹp của bạn....

Điểm danh 3 loại rau vài nghìn/mớ được mệnh danh là 'kho máu' khổng lồ, 'rẻ hơn thịt, bổ hơn...

Ngoài là một món ăn ngon, 3 loại rau này còn được biết đến như một loại thuốc chữa bệnh...

Loại rau rất gần gũi với người Việt còn được xem là thuốc 'kháng sinh tự nhiên', chỉ vài nghìn...

Loại rau này có thể chế biến trong các món canh hay món chiên, xào của người Việt đem lại...

Tin mới nhất

Điểm danh 5 loại cá biển thơm ngon và giàu dinh dưỡng cực tốt cho sức khỏe mà bà nội...

1 giờ trước

Nước đậu đen thêm 1 lát gừng vào sẽ mang đến những công dụng bất ngờ mà không phải ai...

1 giờ trước

Độc lạ với món xưa 'không ai thèm ăn' nay lại là đặc sản: Lợi ích cho 'chuyện ấy' dù...

1 giờ trước

Những bà nội trợ 'sành' sẽ biết: Cách phân biệt thịt gà trống, gà mái ngon nhất, nhìn ngoài là...

1 giờ trước

Đậy nắp hay mở nắp khi luộc rau? Khiến chị em tranh cãi nảy lửa, 4 bí quyết giúp rau...

1 giờ trước

Mẹo hay mùa thi cử: Cho con uống nước cam không chỉ bổ sung vitamin còn giúp bé nâng cao...

1 giờ trước

Đặc sản xưa có đầy giờ rất hiếm, ngon ngọt như cua ghẹ được du khách "săn lùng", muốn ăn...

20 giờ trước

Đặc sản xưa cho lợn ăn nay dân thành phố "ưa chuộng", 350.000 đồng/kg còn được xuất khẩu đi nhiều...

21 giờ trước

Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?

22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình