Phụ Nữ Sức Khỏe

Từ trường hợp bé sơ sinh bị biến dạng khuôn mặt nghi do mẹ bị cúm khi mang bầu: Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai

Bé B.A, 17 ngày tuổi ở Sơn La mới chào đời đã có khuôn mặt bị biến dạng, không tự bú mẹ được mà chỉ ăn qua sonde từ đường mũi vào dạ dày vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thành công. Người mẹ cho biết chị mắc cúm khi mang thai bé B.A được 2 tháng.

Mẹ bị cúm khi mang thai, con dễ mắc dị tật

Theo Bác sĩ Đặng Hoàng Thơm – Trưởng khoa Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đồng thời là Trưởng ekip phẫu thuật cho biết: Bé B.A được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương khi mới 2 ngày tuổi, trong tình trạng có đa khe hở mặt rất phức tạp và hiếm gặp Tessier 3,4,5,6. Trẻ có khe hở từ môi trên đến ổ mắt phải, khoang miệng thông với ổ mắt khiến lưỡi của trẻ thường xuyên liếm lên cả ổ mắt.

Ngoài ra, nhãn cầu phải của trẻ không được bảo vệ do khuyết toàn bộ mi dưới, nhãn cầu tụt xuống dưới nên không giữ được nước mắt, khiến trẻ dễ bị khô giác mạc. Đồng thời, ổ mắt phải của trẻ thông với khoang miệng nên lưỡi thường xuyên liếm lên trên vùng mắt, gây viêm quanh mắt, khiến trẻ có nguy cơ cao bị tổn thương mắt dẫn đến mù lòa.

Sau khi thăm khám, đánh giá mức độ thương tổn trên lâm sàng và trên phim chụp 3D cho thấy dị tật khe hở sọ mặt của bệnh nhi phức tạp và nguy hiểm. Nếu không nhanh chóng được phẫu thuật tạo hình lại các bộ phận trên khuôn mặt sẽ khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn khi ăn uống, sinh hoạt.

Bé B.A chưa từng được bú mẹ mà chỉ có thể ăn qua sonde từ đường mũi vào dạ dày.

Theo chia sẻ của mẹ bé B.A, bé là con thứ 3 trong gia đình. Khi mang thai bé B.A được 2 tháng thì chị bị cúm. Do không có điều kiện về kinh tế và hai đứa con trước của chị hoàn toàn khỏe mạnh nên người mẹ chủ quan không đi siêu âm, đến tháng thứ 7 của thai kỳ chị mới đi siêu âm lần đầu tiên thì được bác sĩ thông báo con bị dị tật vùng mặt rất phức tạp.

Các bác sĩ khoa Sọ mặt và Tạo hình đang thực hiện phẫu thuật tạo hình cho trẻ

Cách ngừa cúm ở bà bầu

Theo ThS. Bs CK II Nguyễn Công Định, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khi mang bầu, hệ miễn dịch ở các thai phụ thường bị suy giảm. Với những trường hợp cảm cúm khi mang thai cần lưu ý, vì ngoài tác động của virus lên mẹ còn liên quan đến bào thai trong bụng.

Mẹ bầu có thể mắc cúm quanh năm, nhưng đặc biệt là vào mùa đông. Nếu mẹ đang mang thai và nghĩ rằng mình bị cúm, nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 48 giờ đầu tiên khi có các dấu hiệu.

Dấu hiệu nhận biết cảm cúm ở bà bầu gồm:

- Ho khan

- Bị sốt khi mang thai , sốt từ vừa phải đến cao, mặc dù không phải ai bị cúm sẽ bị sốt

- Viêm họng

- Ớn lạnh

- Đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể

- Đau đầu

- Nghẹt mũi và chảy nước mũi

- Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần.

Các triệu chứng cúm xảy ra nhanh chóng và có thể nghiêm trọng. Triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn, thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần.

Để phòng ngừa cúm khi mang thai, bà bầu nên:

- Tiêm phòng cúm. Tiêm phòng cúm khi mang thai sẽ bảo vệ cả mẹ và con. Việc chủng ngừa bệnh cúm là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ vài tuần đầu tiên đến ngày dự sinh.

Hầu hết các bác sĩ khuyên mẹ nên chủng ngừa cúm vào tháng 10 hoặc ngay khi bắt đầu mùa cúm. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể chủng ngừa vào cuối mùa thu hoặc mùa đông.

- Tránh xa những người có triệu chứng cảm cúm: Các virus gây cảm cúm có thể lây lan qua không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Nhưng nó cũng lây lan qua bề mặt, khi sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh, sau đó mẹ chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của mình. Vì chứng cảm cúm lan truyền dễ dàng, việc ngăn ngừa tốt nhất là tránh xa bất cứ ai có triệu chứng cảm cúm.

- Nên rửa tay với xà phòng: Để tránh bị nhiễm virus gây cảm cúm, bà bầu nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn. Tránh chạm tay lên mũi, mắt và miệng.

- Ăn nhiều trái cây, rau xanh

- Ngủ đủ giấc

- Tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với bà bầu.

Theo T.Hương/Gia Đình.net

Tin liên quan

Vi khuẩn gây ngộ độc ở trường Ischool Nha Trang sống trong môi trường nào?

Là một trong ba loại vi khuẩn gây ngộ độc tập thể cho học sinh trường Ischool Nha Trang, vi...

Tăng số trẻ mắc bệnh hô hấp, truyền nhiễm, chuyên gia chỉ cách phòng tránh

Thời gian vừa qua, nhiều trẻ phải nhập viện do mắc các bệnh hô hấp, truyền nhiễm. Việc bổ sung...

Mệnh danh là 'tứ đại bổ' đứng đầu tiên dược nhưng nhân sâm vẫn có những nguyên tắc bất hủ,...

Ngoài những lưu ý về liều lượng và phương pháp chế biến thì không ít người vẫn có thắc mắc...

Thừa Thiên - Huế: Bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh

Thời gian qua, dịch bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Thừa Thiên - Huế bùng phát mạnh, số ca mắc...

Trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết có triệu chứng lâm sàng không đặc trưng, dễ nhầm lẫn, bỏ sót

Sốt xuất huyết là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ít gặp ở trẻ sơ sinh, triệu...

Phá gan hại thận kinh khủng với 5 kiểu uống nước ‘vô tư vô lo’ này, tưởng đơn giản hóa...

Nước cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, nhưng uống nước như thế nào để có lợi cho sức...

Những người nên tránh xa nước mía, kẻo 'rước bệnh vào người'

Nước mía là thức uống giải khát vô cùng quen thuộc của mọi người, nhưng vẫn có những "đại kỵ"...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình