Phụ Nữ Sức Khỏe

Tăng số trẻ mắc bệnh hô hấp, truyền nhiễm, chuyên gia chỉ cách phòng tránh

Thời gian vừa qua, nhiều trẻ phải nhập viện do mắc các bệnh hô hấp, truyền nhiễm. Việc bổ sung dinh dưỡng là yếu tố giúp trẻ tăng cường đề kháng tuy nhiên theo thống kê 60% trẻ em Việt bị thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có một trẻ thiếu sắt.

Gần đây, không ít các bậc phụ huynh lo lắng khi trẻ vừa tháng trước vào viện vì sốt virrus, tháng sau lại nhập viện vì cúm A, cúm B, sốt xuất huyết... Trường hợp con gái chị Linh ở (Hà Đông, Hà Nội) là một điển hình. Bé gái 5 tuổi mắc cúm B, phải điều trị tại nhà suốt 1 tuần. Tuy nhiên, 2 tuần sau, trẻ tiếp tục mắc sốt xuất huyết.

"Con ốm liên miên khiến cháu bị giảm cân, mặt hốc hác. Gia đình tôi cũng mệt mỏi vô cùng", chị Linh cho biết.

Tại các khoa nhi của các bệnh viện, tình trạng quá tải cũng xảy ra cả tuyến trung ương và địa phương. Ở Bệnh viện Thanh Nhàn, giai đoạn cao điểm, trẻ phải nằm ghép 3 người/giường, 1 bác sĩ phải đảm nhiệm điều trị cho 30 bệnh nhi. Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) cũng thường trong tình trạng "kín giường".

Theo PGS.TS Nguyễn Diệu Thúy - Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội, một trong số các nguyên nhân là do hậu quả của “nợ miễn dịch”. Theo đó, trẻ không đạt miễn dịch tự nhiên theo đúng độ tuổi do thời gian trẻ giảm tiếp xúc xã hội kéo dài. Khi quay trở lại trường, nhiều loại dịch bệnh thông thường (cúm, adeno, sốt xuất huyết…) lại trở nên phức tạp, khiến trẻ dễ tiến triển nặng và thời gian khỏi bệnh lâu hơn.

Theo chuyên gia, bên cạnh tiêm phòng vắc xin, vận động hợp lý, bổ sung dinh dưỡng là yếu tố giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện có 60% trẻ thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có một trẻ thiếu sắt. 

Trong khi đó, không phải cứ cho trẻ thức ăn giàu sắt và thức ăn giàu kẽm là hấp thu 100%. Tỷ lệ hấp thu sắt từ thức ăn khá thấp chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%. Do đó chế độ ăn hàng ngày của trẻ dưới 5 tuổi chỉ đáp ứng được 50% kẽm và sắt, ngoài ra trẻ còn dễ bị nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa thường xuyên cũng là nguyên nhân gây giảm hấp thu sắt, kẽm.

PGS.TS Diệu Thúy cho biết thêm, lúc trẻ đang bệnh, virus, vi khuẩn lấy các vi chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt để sinh sôi và phát triển. Trong khi tần suất trẻ bị bệnh một năm trung bình khoảng 2-3 đợt. Chính vì vậy giai đoạn trẻ 6 tháng – 5 tuổi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” trẻ rất dễ mắc bệnh và có nguy cơ thiểu kẽm và sắt cao. 

PGS.TS Diệu Thúy khuyến cáo phụ huynh không bổ sung sắt và kẽm khi trẻ đang bệnh. Bởi lúc trẻ đang bị bệnh, virus, vi khuẩn lấy các vi chất dinh dưỡng đặc biệt vi chất dinh dưỡng sắt để sinh sôi và phát triển. Chính vì vậy, khi đang bệnh không sử dụng sản phẩm có vi chất sắt. 

Không ít phụ huynh thắc mắc liệu có cần phải xét nghiệm trước khi bổ sung sắt và kẽm hay không, Ths.BS Lê Thị Hải – nguyên Giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, việc xét nghiệm vi chất là không cần thiết trừ khi có chỉ định của bác sĩ khi có nghi ngờ thiếu hụt lớn và đang ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ. 

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, khi bổ sung sắt và kẽm, việc cân bằng hàm lượng là điều quan trọng. Vì vậy nên lựa chọn sản phẩm có cả sắt và kẽm với tỉ lệ 1:1 để cơ thể trẻ hấp thu được tốt nhất.

Theo Ngọc Trang/VietNamNet

Tin liên quan

Mệnh danh là 'tứ đại bổ' đứng đầu tiên dược nhưng nhân sâm vẫn có những nguyên tắc bất hủ,...

Ngoài những lưu ý về liều lượng và phương pháp chế biến thì không ít người vẫn có thắc mắc...

Thừa Thiên - Huế: Bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh

Thời gian qua, dịch bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Thừa Thiên - Huế bùng phát mạnh, số ca mắc...

Trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết có triệu chứng lâm sàng không đặc trưng, dễ nhầm lẫn, bỏ sót

Sốt xuất huyết là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ít gặp ở trẻ sơ sinh, triệu...

Phá gan hại thận kinh khủng với 5 kiểu uống nước ‘vô tư vô lo’ này, tưởng đơn giản hóa...

Nước cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, nhưng uống nước như thế nào để có lợi cho sức...

Những người nên tránh xa nước mía, kẻo 'rước bệnh vào người'

Nước mía là thức uống giải khát vô cùng quen thuộc của mọi người, nhưng vẫn có những "đại kỵ"...

Đã có hơn 314.000 ca mắc sốt xuất huyết, cảnh báo tái nhiễm có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn

Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 314.271 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó...

Chú ý 3 nguyên tắc ăn kiêng trước khi đi ngủ để giảm cân thành công đón Tết

Nhiều người từng có kinh nghiệm thế này: “Tối hôm qua ăn no lắm, sao sáng dậy lại thấy đói...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 ngày trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 ngày trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 ngày trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 15 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 15 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 15 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 19 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 19 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình