Phụ Nữ Sức Khỏe

Vi khuẩn gây ngộ độc ở trường Ischool Nha Trang sống trong môi trường nào?

Là một trong ba loại vi khuẩn gây ngộ độc tập thể cho học sinh trường Ischool Nha Trang, vi khuẩn Salmonella có thể sống trong môi trường nào?

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Huyền Nhung, khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, cho hay, Salmonella là một loại vi khuẩn có thể gây bệnh đường tiêu hóa của người và động vật, gọi là bệnh nhiễm Salmonella. Nó còn được gọi là vi khuẩn thương hàn.

Vi khuẩn Salmonella gồm typ S. typhi và S. paratyphi A, B, C; tất cả đều có khả năng gây bệnh thương hàn. Chúng lây truyền dễ dàng theo đường phân - miệng. 

 

Bệnh xảy ra do con người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhiều loài động vật nhiễm bệnh, thực phẩm có nguồn gốc từ chúng và phân của chúng. Thịt bị nhiễm bệnh, gia cầm, sữa tươi, trứng và nước là những nguồn lây Salmonella phổ biến. 

Phần lớn bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Salmonella trong dạ dày và ruột, bị nhiễm trùng nhẹ sẽ tự khỏi sau 4 đến 7 ngày mà không cần điều trị.

Vi khuẩn thương hàn trong hệ tiêu hóa sau khi chết sẽ giải phóng ra nội độc tố. Vi khuẩn Salmonella chết càng nhiều thì càng có nhiều độc tố tấn công cơ thể. Nội độc tố của vi khuẩn này gây ảnh hưởng rất xấu tại ruột, làm tổn thương niêm mạc ruột (kích thích ruột gây đau bụng, làm chảy máu, hoặc có thể gây thủng ruột). Nội độc tố đi vào máu, đến hệ thần kinh trung ương, làm tổn thương hệ thần kinh và nhiễm độc toàn thân.

Vi khuẩn Salmonella có sức sống và sức đề kháng cao, chịu lạnh tốt (sống 2-3 tháng trong nước đá và hơn 1 tháng trong nước thường). Nó có thể sống trong rau quả 5-10 ngày, trong phân từ một đến vài tháng.

Vi khuẩn Salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55 độ C/30 phút, cồn 90 độ C/vài phút. Các chất khử trùng thông thường diệt được vi khuẩn dễ dàng (chloramin 3%, phenol 5%).

 
648 học sinh trường iSchool Nha Trang nhập viện do ngộ độc. (Ảnh: Zing)

Theo bác sĩ Nguyễn Huyền Nhung, trong thời gian 12-72 giờ sau khi phơi nhiễm vi khuẩn Salmonella, hầu hết mọi người có triệu chứng tiêu chảy (phân lỏng, sền sệt, màu vàng nâu, rất khắm,đi  khoảng 5-6 lần/ngày); sốt cao liên tục (39 hoặc 40 độ C); có máu trong phân; đau bụng, sôi bụng và chướng bụng vùng hố chậu phải.

Ngoài ra, người bệnh có thể bị nhiễm độc thần kinh do độc tố vi khuẩn Salmonella (với triệu chứng nhức đầu, mất ngủ, ác mộng, ù tai, nói ngọng), phát ban nhỏ và bằng phẳng ở ngực, bụng, mạn sườn. Ban xuất hiện khoảng từ 7-12 ngày rồi biến mất.

Trường hợp nặng, người nhiễm vi khuẩn Salmonella có biểu hiện tay run bắt chuồn chuồn hoặc nằm bất động, vẻ mặt thờ ơ, đờ đẫn, li bì, mê sảng, hôn mê (ít gặp).

Trong một số ít trường hợp, người bệnh có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng phác đồ.

Có một số người dù bị nhiễm vi khuẩn Salmonella nhưng do cơ thể đã có kháng thể, số lượng vi khuẩn ít và độc lực của vi khuẩn yếu cho nên chỉ bị rối loạn tiêu hóa vài ba ngày rồi tự khỏi. Một số rất ít trở thành người lành mang vi khuẩn, tình trạng này có thể kéo dài nhiều tháng.

Bác sĩ Nhung thông tin thêm, bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella enterica typ huyết thanh typhi gây nên có bệnh cảnh sốt kéo dài, gây ra nhiều biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm cơ tim, viêm não, dễ dẫn đến tử vong.

Để phòng ngừa bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella, mọi người cẩn rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ hoặc chạm vào động vật, cũng như trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn. Cần nấu chín kỹ tất cả các loại thực phẩm (thịt bò, lợn, gà, vịt...)

Bác sĩ cũng khuyến cáo không ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín; rửa thớt và kệ bếp dùng để chế biến thịt hoặc gia cầm ngay sau khi sử dụng để tránh lây nhiễm chéo sang các loại thực phẩm khác…

Theo Thanh Hải/VTC News

Tin liên quan

Tăng số trẻ mắc bệnh hô hấp, truyền nhiễm, chuyên gia chỉ cách phòng tránh

Thời gian vừa qua, nhiều trẻ phải nhập viện do mắc các bệnh hô hấp, truyền nhiễm. Việc bổ sung...

Mệnh danh là 'tứ đại bổ' đứng đầu tiên dược nhưng nhân sâm vẫn có những nguyên tắc bất hủ,...

Ngoài những lưu ý về liều lượng và phương pháp chế biến thì không ít người vẫn có thắc mắc...

Thừa Thiên - Huế: Bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh

Thời gian qua, dịch bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Thừa Thiên - Huế bùng phát mạnh, số ca mắc...

Trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết có triệu chứng lâm sàng không đặc trưng, dễ nhầm lẫn, bỏ sót

Sốt xuất huyết là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ít gặp ở trẻ sơ sinh, triệu...

Phá gan hại thận kinh khủng với 5 kiểu uống nước ‘vô tư vô lo’ này, tưởng đơn giản hóa...

Nước cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, nhưng uống nước như thế nào để có lợi cho sức...

Những người nên tránh xa nước mía, kẻo 'rước bệnh vào người'

Nước mía là thức uống giải khát vô cùng quen thuộc của mọi người, nhưng vẫn có những "đại kỵ"...

Đã có hơn 314.000 ca mắc sốt xuất huyết, cảnh báo tái nhiễm có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn

Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 314.271 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 15 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 15 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 15 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 19 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 19 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 23 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 23 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình