Phụ Nữ Sức Khỏe

Trị bệnh xương khớp hiệu quả bằng cách nào?

Những năm gần đây, tỷ lệ người mắc các bệnh về xương khớp ngày một gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Vì thế, cách điều trị bệnh xương khớp đang được đông đảo mọi người quan tâm, tìm hiểu.

Ngày nay, bệnh xương khớp không còn quá mới mẻ với mọi người, chúng trở nên phổ biến và có xu hướng xuất hiện rộng rãi ở mọi độ tuổi.

Các bệnh về xương khớp gây ra rất khó phục hồi, để lại nhiều biến chứng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, mọi người cần nắm bắt thông tin căn bản để có cách ngăn ngừa, điều trị bệnh xương khớp kịp thời, hiệu quả.

Các loại bệnh lý xương khớp thường gặp

Viêm xương khớp

Một trong những biểu hiện rõ nhất của bệnh viêm xương khớp là các khớp trở nên đau và cứng, thường xuất hiện ở háng, đầu gối và xương sống.

Những biểu hiện này được xem là cơ chế tự vệ của cơ thể trước sự tác động của các yếu tố bên ngoài như: chấn thương, nhiễm trùng, chuyển hóa của bệnh gout.

tri benh xuong khop 1
Biểu hiện rõ nhất của viêm xương khớp là sưng đỏ, đau và cứng ở các khớp, đặc biệt là khớp đầu gối - Ảnh minh họa: Internet

Viêm xương khớp có nhiều dạng khác nhau, song phổ biến và thường thấy nhất là: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng, bệnh gout, thoái hóa khớp, khớp thấp cấp. Biểu hiện thường thấy của những dạng viêm khớp này là sưng nóng, đỏ, đau và cứng khớp.

Thoái hóa khớp, cột sống

Bệnh thoái hóa khớp, cột sống hình thành do nhiều yếu tố tác động trong một thời gian dài gây ra. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là đĩa đệm chèn giữa các xương bị giòn và nứt nẻ do thoái hóa kéo dài và không chịu chữa trị. Từ đó hình thành khe hở và tạo điều kiện cho nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài, gây thoát vị đĩa đệm.

Cùng với đó, các dây chằng khi giảm dần độ đàn hồi, chúng trở nên giòn, cứng, phình to và nhiều chất vôi lắng đọng, chèn ép các dây thần kinh, gây ra những cơn đau kéo dài. Có hai vị trí đau thường gặp nhất khi bị thoái hóa xương cột sống là cột sống cổ và cột sống lưng.

Chính vì vậy, một tư thế ngồi thích hợp cùng những bài tập đơn giản là rất cần thiết để tăng sự dẻo dai, săn chắc của cột sống.

tri benh xuong khop  2
Thoái hóa khớp và cột sống là một trong những bệnh xương khớp thường gặp nhất - Ảnh minh họa: Internet

Thoái hóa khớp đầu gối

Đầu gối là nơi chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể, cùng với đó là các hoạt động thường ngày nên chúng rất dễ bị tổn thương. Trong y khoa, thoái hóa khớp gối được biết đến là hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn.

Một vài biểu hiện của thoái hóa khớp gối thường thấy như thay đổi hình thái, sinh hóa, mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn,...Thoái hóa khớp gối thường xuất hiện ở nữ giới. Theo thống kê, nữ giới chiếm đến 80% trên tổng số ca mắc bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh xương khớp

Để biết phương pháp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả, cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này.

Tuổi tác cao

Tuổi tác được xem là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến các bệnh về xương khớp. Càng lớn tuổi, các cơ quan bắt đầu lão hóa, trong đó phải kể đến các khớp.

Khi khớp lão hóa, quá trình sụn bị phá hủy sẽ diễn ra nhiều hơn là tái tạo. Từ đó, sụn bắt đầu mỏng dần, chất nhờn theo đó cũng giảm đi. Và hệ quả là các khớp vận động kém trơn tru, bị ma xát nhiều, gây ra đau đớn.

Đồng thời, áp lực từ sức nặng cơ thể chèn ép, khiến phần xương dưới sụn đau nhức. Cơn đau xương khớp có thể xuất hiện ở khớp cổ tay, bàn tay, khớp gối, khớp cột sống,...

tri benh xuong khop 3
Tuổi tác cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về xương khớp - Ảnh minh họa: Internet

Thừa cân, béo phì

Theo các bác sĩ chuyên khoa, những người thừa cân, béo phì tình trạng lão hóa toàn thân, thoái hóa sụn khớp sẽ tiến triển nhanh hơn so với người có cân nặng bình thường. Nguyên nhân này được lý giải như sau:

Hệ thống xương, cơ và dây chằng của con người được thiết kế theo một thông số nhất định. Tức là nó chỉ chịu được sức ép của một người có trọng lượng bình thường.

Khi trọng lượng cơ thể vượt các chỉ số cho phép, áp lực tăng lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, háng và cột sống, khiến phần sụn khớp bị bào mòn, phần xương dưới sụn cũng tổn thương. Chính vì thế mà người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh xương khớp hơn.

tri benh xuong khop 4
Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao hơn người có cân nặng bình thường - Ảnh minh họa: Internet

Thời tiết khắc nghiệt

Sự thay đổi thất thường của thời tiết cũng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về xương khớp. Nơi nào khí hậu càng khắc nghiệt, nơi đó tỉ lệ người mắc bệnh càng cao.

Thời tiết lạnh, độ ẩm không khí cao sẽ khiến cho các gân bị co rút, dịch khớp cũng đặc lại khiến các khớp trở nên khô cứng, đau nhức. Bên cạnh đó, khi trời lạnh, tuần hoàn máu sẽ khó khăn hơn, máu đến các khớp xương bị hạn chế, dẫn đến việc sụn khớp thiếu dinh dưỡng, bong tróc và yếu dần.

Lao động nặng

Những người thường xuyên làm công việc nặng nhọc sẽ có nguy cơ đau nhức xương khớp cao hơn. Khuân vác nặng sẽ làm tăng áp lực lên các khớp, khiến phần xương dưới sụn bị tổn thương. Từ đó tăng nguy cơ bị thoái hóa.

tri benh xuong khop 5
Người thường xuyên làm những công việc nặng nhọc khiến khớp gối chịu áp lực lớn sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, việc ngồi không đúng tư thế, ít vận động, chơi thể thao không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về xương khớp. Những nguyên nhân tưởng chừng đơn giản nhưng chúng lại gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Cách điều trị bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt. Vì thế điều trị bệnh xương khớp càng sớm sẽ càng tốt cho người bệnh. Một số phương pháp điều trị phổ biến như:

Điều trị bệnh xương khớp tại nhà bằng bài thuốc dân gian

Theo dân gian, lá lốt, ngải cứu rang muối, cây chìa vôi, xương rồng, hạt đu đủ là các loại thảo dược giúp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả. Bạn có thể bào chế bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Sắc nước uống, giã nát đắp, ngâm rượu xoa bóp ngoài da hoặc rang nóng để chườm.

Những bài thuốc dân gian này mặc dù có hiệu quả song lại không nhanh, vì thế bạn cần phải kiên trì thực hiện.

Phẫu thuật trị bệnh xương khớp

Phẫu thuật là phương pháp hiện đại và tỉ lệ thành công lên đến 90%. Tuy nhiên cách chữa trị này chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng như: Điều trị nội khoa không còn tác dụng, nguy cơ biến dạng, teo cơ hoặc chèn ép dây thần kinh,...

tri benh xuong khop 6
Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả và tỷ lệ thành công cao - Ảnh minh họa: Internet

Để phương pháp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả, trong thực đơn hằng ngày bạn cũng cần bổ sung thêm những thực phẩm giàu canxi, chất xơ, vitamin và omega 3. Hạn chế những thực phẩm chưa nhiều chất kích thích như rượu, bia; chất béo bão hòa như thịt mỡ, đồ ăn nhanh; thực phẩm nhiều chất đạm như thịt bò, trứng cá, nội tạng động vật,...

Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống tích cực cũng là phương pháp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức mạnh cơ bắp. Khuyến khích những bệnh nhân thừa cân có chế độ ăn kiêng hợp lý.

Điều trị bệnh xương khớp thường cần rất nhiều thời gian. Trường hợp nhẹ có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng. Nặng hơn sẽ mất vài năm hoặc đến suốt cuộc đời. Vì thế ngay từ khi còn khỏe mạnh bạn nên có chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.

Mỹ Lệ (T.H)

Tin liên quan

Bệnh xương khớp đang ngày càng trẻ hóa, dấu hiệu nào cảnh báo?

Bệnh xương khớp ngày càng phổ biển, không chỉ ở người già mà ngay cả người trẻ tuổi cũng gặp...

Thoái hoá cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Thoái hoá cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính, 80% số người ở tuổi trung và cao tuổi mắc...

Viêm niêm mạc dạ dày: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị và chế độ ăn uống tốt cho sức...

Bệnh viêm niêm mạc dạ dày là loại bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt phổ biến ở tuổi...

Nguyên nhân gây ra đau nửa lòng bàn chân và cách xử lý

Đau giữa lòng bàn chân không phải là triệu chứng hiếm gặp. Đôi khi nó chỉ là biểu hiện của...

Rối loạn cảm giác: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Rối loạn cảm giác là tình trạng mà nhiều người gặp phải sau tổn thương não. Bệnh ảnh hưởng trực...

Khi bị dị ứng nên làm gì để hết ngứa, hết mụn lại hiệu quả nhanh chóng?

Hàng ngày khi tiếp xúc với thời tiết, môi trường, mỹ phẩm và các loại thực phẩm, cơ thể sẽ...

Cảnh báo những dấu hiệu của người có hệ miễn dịch kém, tạo cơ hội cho các tế bào K...

Hệ miễn dịch có thể giúp bạn phòng lại bệnh tật, vì vậy khi hệ miễn dịch suy yếu có...

Tin mới nhất

Những việc cấm kỵ với vùng kín phụ nữ

2 ngày 18 giờ trước

Thói quen không ngờ làm giảm ham muốn 'yêu'

2 ngày 19 giờ trước

Cách đơn giản để nam giới kéo dài cuộc 'yêu'

2 ngày 19 giờ trước

6 loại thảo mộc 'đánh thức' ham muốn tình dục

2 ngày 19 giờ trước

Một loại virus phổ biến lây qua đường tình dục

2 ngày 19 giờ trước

Nhu cầu tình dục cao nhất ở độ tuổi nào?

2 ngày 19 giờ trước

5 "bảo bối" phòng the giúp chàng thăng hoa trong mọi cuộc yêu, điều thứ 2 đơn giản nhưng ít...

2 ngày 21 giờ trước

Những tuyệt chiêu giúp chồng đánh thức "ham muốn" khi yêu, chiêu thứ 2 đơn giản nhưng khiến chàng đứng...

2 ngày 21 giờ trước

Sau đám tang của bố chồng, tôi sốc ngất phát hiện dưới gối của ông có một tờ giấy siêu...

2 ngày 22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình