Nội dung bài viết
Trẻ 9 tháng biết làm gì là thắc mắc mà nhiều bậc phụ huynh luôn tò mò về con mình. Để giải đáp vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trẻ 9 tháng tuổi biết làm những gì?
Thời điểm 9 tháng tuổi trẻ đã bước sang một giai đoạn mới. Giai đoạn này đối với mẹ dường như có nhiều thử thách hơn bởi bé sẽ hoạt động linh hoạt hơn, hiếu động hơn, biết thêm nhiều điều mới mẻ và hình thành những kĩ năng mới. Vậy trẻ 9 tháng biết làm gì?
9 tháng tuổi trẻ đã bước sang một giai đoạn mới. Giai đoạn này đối với mẹ dường như có nhiều thử thách hơn bởi bé sẽ hoạt động linh hoạt hơn, hiếu động hơn - Ảnh: Internet
Hình thành kỹ năng giao tiếp, trẻ biết hóng chuyện và nói theo người lớn
Giai đoạn này trẻ đã biết hóng chuyện và biết cách lắng nghe người khác nói chuyện. Bé sẽ chăm chú nhìn vào miệng người khác nói và ê a nói theo những từ ngữ không rõ ràng rất đáng yêu.
Đây là thời điểm thích hợp để mẹ dạy con cách giao tiếp với mọi người bằng cách học theo cử chỉ của con đáp lại những phản ứng của bé, trò chuyện cùng con và đọc cho trẻ nghe những câu chuyện đơn giản.
Bạn đừng nghĩ là bé không hiểu gì, tất cả những điều bé nghe đều được bé ghi nhớ vào não bộ, là nó tiền đề để trẻ phát triển ngôn ngữ phong phú sau này. Vì vậy mẹ hãy tích cực hỗ trợ bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.
Khi bước sang tháng thứ 9, trẻ cũng sẽ có xu hướng nói nhiều hơn. Một số trẻ có thể phát âm rõ ràng những từ đơn giản như: Ba, bà, ma, mẹ... Giọng trẻ trở lên cao hơn, ê a nhiều hơn. Mẹ nên để ý xem bé có phản ứng với tiếng ồn hay không, nếu có những thay đổi bất thường thì nên đưa bé đi kiểm tra ngay.
Giai đoạn này trẻ đã biết hóng chuyện và biết cách lắng nghe người khác nói chuyện. Bé sẽ chăm chú nhìn vào miệng người khác nói và ê a nói theo những từ ngữ không rõ ràng rất đáng yêu - Ảnh: Internet
Kỹ năng vận động phát triển, trẻ biết trườn bò với những đồ vật xung quanh
Về kỹ năng vận động ở giai đoạn này, đa số trẻ đã học bò. Lúc này trẻ đã biết cách trườn và với tới những đồ vật mà mình thích xung quanh mình. Có trẻ còn biết bò đến những chỗ xa hơn để với đồ. Vì vậy mẹ cần để ý những vật nguy hiểm, không nên để gần con mình. Nên tránh xa tầm mắt của trẻ càng tốt để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Một số trường hợp trẻ 9 tháng tuổi chưa biết bò, có thể là do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp hoặc bạn không để bé tự vận động mà bế ẵm quá nhiều. Điều này cũng không có gì đáng lo nếu bé vẫn ăn ngủ và chơi bình thường. Bé có thể sẽ phát triển kỹ năng vận chậm một chút so với lứa tuổi.
Trên thực tế có một số trẻ cứng cáp có thể tự bước đi những bước ngắn, men theo thành ghế hoặc thành giường... trẻ quậy phá khắp nơi mà không cần qua giai đoạn bò, dân gian gọi là "trốn bò" mà lò dò đi luôn.
Cảm xúc bám mẹ cả ngày
Khi trẻ được 9 tháng, bé bắt đầu bám mẹ cả ngày. Nhiều mẹ sẽ cảm thấy mình không có đủ thời gian cho con, con cứ như cái đuôi bám riết và đòi mẹ. Đây là cảm giác an toàn mà chỉ mẹ mới mang lại cho bé mà thôi.
Bạn đừng lo con sẽ bám mẹ không cho mẹ làm việc gì sinh nhõng nhẽo. Nó hoàn toàn là hiện tượng tâm lý bình thường ở trẻ. Không có gì đáng lo. Mẹ nên dỗ dành thời gian bên con và thủ thỉ bên con nhiều hơn.
Khi trẻ được 9 tháng, bé bắt đầu bám mẹ cả ngày - Ảnh: Internet
Ở giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu nhận biết được người lạ người quen. Khi gặp người lạ bé sẽ hét lên, tỏ thái độ không theo, có thể sẽ khóc liên tục. Sự yêu ghét cũng được biểu hiện khá rõ trong giai đoạn này.
Kỹ năng cầm nắm thức ăn
Trẻ bắt đầu có hứng thú với đồ ăn và muốn thử tất cả các đồ ăn hoặc đơn giản chỉ là cầm thức ăn bỏ vào miệng nếm rồi quăng vãi khắp sàn. Một số bé có thể tự cầm đồ ăn ngon lành. Mẹ không nên sợ con bẩn phải lau dọn mà bắt bé phải trong khuôn khổ.
Nếu bé có hứng thú với việc tự ăn hãy để bé tự quyết định ăn món gì và ăn bao nhiêu tùy thích. Mẹ chỉ cần chế biến thức ăn thích hợp cho độ tuổi này, mềm và dễ cầm nắm là được. Khi được thoải mái ăn uống trẻ sẽ ăn ngon hơn mà sẽ ít mắc chứng biếng ăn sau này.
Phát triển kỹ năng nhận thức
Có thể mẹ sẽ khá ngạc nhiên vì giai đoạn này bé dường như phát triển nhận thức rất nhanh. Bé biết cách tập trung vào các trò chơi mà người lớn đưa ra, học theo và thích ném bất cứ thứ gì nhặt được, đưa mắt nhìn theo những đồ vật bé thích bị lấy đi và có ý muốn đòi lại.
Bên cạnh đó, bé cũng có thể di chuyển được các đồ vật giữa hai tay, từ tay trái sang tay phải và ngược lại một cách linh hoạt. Đây cho thấy sự phát triển nhận thức khá rõ ở trẻ. Mẹ cần vệ sinh những đồ chơi của trẻ thật sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây bệnh cho bé.
Bé biết cách tập trung vào các trò chơi mà người lớn đưa ra, học theo và thích ném bất cứ thứ gì nhặt được, đưa mắt nhìn theo những đồ vật bé thích bị lấy đi và có ý muốn đòi lại - Ảnh: Internet
Trí nhớ phát triển
Giai đoạn này trẻ đã ghi nhớ khá rõ nên trẻ sẽ nhàm chán những thứ đã quen thuộc, tìm kiếm những thứ mới mẻ và thích khám phá những trải nghiệm mới. Đây là thời điểm tuyệt vời để dạy trẻ các trò chơi đơn giản như tìm đồ vật. Trẻ sẽ tỏ ra hợp tác với bạn, tìm kiếm hoặc thậm chí là đòi khóc khi phát hiện đồ vật không còn ở vị trí cũ nữa.
Cách dạy trẻ 9 tháng tuổi
Khi biết được các kĩ năng của trẻ 9 tháng biết làm gì cũng là cá lúc cá tính trẻ bộc lộ rõ hơn. Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu và định hướng nuôi dạy trẻ ngay từ thời điểm này. Tuy nhiên cũng không nên áp dụng một cách cứng nhắc bởi mỗi trẻ là một cá thể khác nhau nên sẽ có sự phát triển và nhận thức khác nhau.
Tuyệt đối tránh đem con mình đi so sánh với con người khác để mang đến cảm giác tiêu cực cho bản thân cũng như cảm giác tự ti cho con sau này.
Giai đoạn này mẹ cần tích cực dành nhiều thời gian bên con nói chuyện với trẻ, đọc truyện cho con nghe để phát triển ngôn ngữ cũng như tăng khả năng tương tác giao tiếp với con, gắn kết tình cảm.
Khi con muốn làm gì hãy để con tự do khám phá, miễn là mẹ kiểm soát được nó không nguy hiểm đối với bé. Không nên ngăn cản con khi chúng muốn làm thứ mà chúng thích sẽ làm cản trở hứng thú của con. Lâu dần sẽ hình thành cho con tính rụt rè, nhút nhát, không dám thể hiện bản thân trước mặt người khác.
Giai đoạn này bé cũng sẽ hay bò khắp nơi hoặc đứng lên tập đi. Mẹ nên để con tự do bò ở không gian thoáng đãng, sạch sẽ. Đừng sợ con bẩn mà không cho con xuống sàn nhà cứ bế bé hoặc cho bé mãi trên giường.
Điều này sẽ ngăn cản sự phát triển khả năng vận động của trẻ cũng như sự khám phá của trẻ. Chỉ cần cất hết những đồ nguy hiểm, dọn dẹp ổ điện, tạo một không gian an toàn cho bé là được.
Giai đoạn này mẹ cần tích cực dành nhiều thời gian bên con nói chuyện với trẻ, đọc truyện cho con nghe để phát triển ngôn ngữ - Ảnh: Internet
Bé chỉ có một lần trong đời để thử nghiệm những trải nghiệm đầu đời của tuổi thơ. Cha mẹ đừng ngăn cản trẻ cũng như đừng bỏ lỡ khoảng thời gian này bên con. Đây thực sự là khoảng thời gian đáng nhớ nhất của cả bé và mẹ trong cuộc đời.
Trẻ 9 tháng tuổi ăn gì?
Giai đoạn này các bé đã ăn dặm được một thời gian nên đã làm quen được một số loại thực phẩm nhất định. Trong thực đơn hàng ngày mẹ nên chia làm 3 bữa chính và 3 bữa phụ như sau:
- 3 bữa chính gồm cháo, cơm nhão hoặc bột đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm chính: Đạm, tinh bột, chất béo và rau xanh, quả chín.
- 3 bữa phụ: trái cây, sữa chua, phô mai, bánh quy ăn dặm.
Ngoài ra những trẻ còn bú mẹ thì nên duy trì thường xuyên hoặc những trẻ bú sữa công thức cũng nên duy trì đảm bảo 500-600ml/ngày.
Nên chế biến đa dạng và đổi món cho con đỡ nhàm chán, kích thích sự ngon miệng đồng thời bổ sung đa dạng dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện.
Nên chế biến đa dạng và đổi món cho con đỡ nhàm chán, kích thích sự ngon miệng đồng thời bổ sung đa dạng dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện - Ảnh: Internet
Bài viết đã giúp cha mẹ có thể hiểu được trẻ 9 tháng biết làm gì để kịp thời điều chỉnh và hỗ trợ bé trong cách chăm sóc cũng như nuôi dưỡng trẻ phát triển đúng lứa tuổi của mình.