Phụ Nữ Sức Khỏe

Dấu hiệu gan nhiễm mỡ ở trẻ em

Trẻ béo phì, bị tiểu đường, có chế độ ăn uống kém lành mạnh hay lười vận động có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ cao hơn.

Mệt mỏi, uể oải là một trong những triệu chứng điển hình của gan nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ. Ảnh: Verywellfamily.

Chế độ ăn uống không lành mạnh cùng với lối sống ít vận động do dành quá nhiều thời gian cho màn hình đang khiến trẻ có nguy cơ mắc một số bệnh do thói quen ngay từ khi còn nhỏ. Chế độ ăn nhiều đường, chất béo và calo có thể gây gan nhiễm mỡ ở trẻ em.

Nhiều trẻ em có thể không có bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng này, nếu tổn thương lớn hơn, trẻ có thể bị đau bụng, mệt mỏi hoặc vàng da. Để điều trị gan nhiễm mỡ ở trẻ em, cha mẹ phải thay đổi lối sống phù hợp. Trái cây, rau, quả hạch, hạt và các loại thực phẩm giàu chất xơ khác phải được thêm vào chế độ ăn uống và phải khuyến khích tập thể dục hàng ngày và thời gian vui chơi.

Nguyên nhân

Theo Hindustan Times, tiến sĩ Vaibhav Meshram, bác sĩ Nhi khoa, Phòng khám Ruby Hall (Ấn Độ), cho biết gan nhiễm mỡ ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến và thường liên quan đến bệnh béo phì, do lượng mỡ dư thừa trong cơ thể sẽ tích tụ ở gan, dẫn đến viêm và tổn thương tế bào gan. Bệnh tiểu đường type II và hội chứng chuyển hóa cũng liên quan đến bệnh này.

Tiến sĩ Vaibhav cho biết chế độ ăn uống không lành mạnh và lười vận động là thủ phạm chính trong những trường hợp như vậy nhưng các yếu tố di truyền, bệnh tật hoặc việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân.

"Gan nhiễm mỡ ở trẻ em có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều đường, chất béo và calo, thiếu hoạt động thể chất và khuynh hướng di truyền. Tình trạng này cũng có thể do một số loại thuốc và bệnh lý nhất định gây ra, chẳng hạn bệnh Wilson's, viêm gan C và suy giáp", chuyên gia này nói.

Một số điều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở con bạn, bao gồm:

  • Bị thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt ở vùng bụng.
  • Bị tiểu đường hoặc kháng insulin.
  • Mức độ cao của chất béo trong máu.
  • Là nam.
Trẻ em béo phì có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao. Ảnh: Vocalmedia.

Triệu chứng

Một số trẻ không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh gan nhiễm mỡ. Gọi cho bác sĩ nếu con bạn phát triển bất kỳ triệu chứng gan nhiễm mỡ nào dưới đây:

  • Đau ở phần trên bên phải của bụng.
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu.
  • Vàng da (vàng da hoặc mắt).
  • Nồng độ men gan trong máu cao hơn.
  • Gan hoặc lá lách (cơ quan nhỏ giúp lọc máu) lớn hơn bình thường.
  • Khó thở, đặc biệt là khi tập thể dục.

Theo tiến sĩ Vaibhav, trẻ em mắc gan nhiễm mỡ thường nhẹ, một số trường hợp có thể không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, ở những trường hợp nặng, trẻ có thể bị đau bụng, mệt mỏi và vàng da (vàng da và mắt). Thậm chí, bệnh có thể dẫn đến viêm và sẹo ở gan, dẫn đến tổn thương gan và thậm chí là suy gan.

Theo Medical News Today, các bác sĩ khuyến cáo nên tầm soát sớm để phát hiện gan nhiễm mỡ trước khi bệnh tiến triển thành xơ gan. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gan mạn tính và ghép gan ở trẻ lớn. Xơ gan là bệnh giai đoạn cuối, không thể đảo ngược khi mô sẹo thay thế mô gan và cơ quan này bị tổn thương vĩnh viễn.

Một đứa trẻ có thể cần ghép gan nếu xơ gan dẫn đến suy gan. Xơ gan liên quan đến gan nhiễm mỡ cũng có thể dẫn đến ung thư gan. Cha mẹ hoặc người chăm sóc nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời và đảm bảo rằng con của họ được điều trị thích hợp.

Việc chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em thường được thực hiện thông qua xét nghiệm máu, nghiên cứu hình ảnh (chẳng hạn siêu âm) và sinh thiết gan trong một số trường hợp.

"Giảm cân, tập thể dục và chế độ ăn uống bổ dưỡng là những ví dụ về các phương pháp điều trị thay thế. Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể cần dùng thuốc để giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương thêm cho gan", bác sĩ Vaibhav khuyến cáo.

Cách phòng bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em

Phòng ngừa liên quan đến việc khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất. Thực hiện một số thay đổi lối sống nhất định có thể giúp đảo ngược hoặc kiểm soát sự tích tụ chất béo trong gan của trẻ, bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên và tham gia các hoạt động thể thao.
  • Duy trì cân nặng vừa phải.
  • Có chế độ ăn uống cân bằng.
  • Giới hạn kích thước khẩu phần ăn.
  • Giảm cholesterol và chất béo trung tính.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường.
  • Nhờ tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng.

Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được hỗ trợ và hướng dẫn khi thực hiện các thay đổi lối sống trên.

Theo Phương Mai/Zingnews

Tin liên quan

Khi thức dậy làm ngay những việc này sẽ giúp bạn trẻ lâu, sống thọ, giảm cân hiệu quả, tâm...

Duy trì thói quen dưới đây giúp bạn đốt cháy mỡ thừa, ngăn ngừa lão hóa phòng ngừa nhiều bệnh...

5 mẹo nhỏ giúp 'đánh bay' mệt mỏi, sau ngày làm việc căng thẳng vẫn thấy sảng khoái và tràn...

Nếu bản thân thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức và không muốn làm việc, dưới đây là 5 cách giúp...

Cảnh báo mới về 14 sản phẩm siro ho bị cấm

Bộ Y tế đã nhận được công điện của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế cảnh báo về...

Bé trai mắc chứng “chân ngắn chân dài” sau thời gian bó bột chữa gãy xương

Bé trai 10 tuổi bị lệch vẹo cột sống thắt lưng, nghiêng lệch khung chậu sang một bên gây hiện...

Dùng điều hòa không đúng cách dễ rước bệnh vào người: Viêm họng triền miên, tổn thương cả xương khớp

Điều hòa mang lại cho chúng ta cảm giác dễ chịu vào mùa hè nhưng cũng gây nhiều vấn đề...

Bé gái 2 tuổi bị cứng mặt sau giấc ngủ trưa, cảnh báo nguy cơ ngủ máy lạnh khi trời...

Sau khi tỉnh dậy, bé gái khóc không ngừng. Người mẹ kiểm tra mới phát hiện triệu chứng bất thường...

Ngày 22/4: Có 2.337 ca COVID-19 mới, giảm nhẹ so với ngày trước đó

Ngày 22/4 có 2.337 ca mắc COVID-19 mới, giảm nhẹ so với ngày trước đó; Trong ngày có 532 bệnh...

Tin mới nhất

Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này vào buổi sáng, cần lập tức kiểm tra sức khỏe ngay

10 giờ trước

Dù là đàn ông hay phụ nữ, chỉ cần làm tốt 4 việc, tránh xa 4 thứ này sẽ không...

10 giờ trước

Người bị sỏi mật kiêng ăn gì và nên ăn gì?

10 giờ trước

Nắng nóng, bệnh nhân đột quỵ tăng cao

12 giờ trước

Cẩm nang sức khỏe: Mách bạn ăn gì để tốt cho thận

18 giờ trước

Tiết lộ 5 lý do khiến khuôn mặt sung tấy khi thức dậy vào buổi sáng

18 giờ trước

Góc khuất của MC quốc dân trước khi xuất gia gieo duyên: Cuộc sống thăng trầm, lùm xùm chuyện tiền...

22 giờ trước

Chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ 3 mẹo giảm đau tự nhiên bạn nên biết trước khi uống thuốc

22 giờ trước

Chuyên gia cảnh báo thói quen phổ biến trước khi đi ngủ này có thể làm mối quan hệ “rạn...

22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình