Phụ Nữ Sức Khỏe

Tìm hiểu 10 tác dụng của lá đinh lăng có thể bạn chưa biết

Tác dụng của lá đinh lăng từ lâu đã được biết đến trong dân gian. Một danh y nổi tiếng của Việt Nam cũng từng ví cây đinh lăng như “cây sâm của người nghèo”.

Cây đinh lăng là cây gì?

Trong dân gian cũng như trong y học cổ truyền, cây đinh lăng còn có tên gọi khác là cây gỏi cá hoặc sâm nam dương. Với khoa học hiện đại, đinh lăng có danh pháp là Polyscias fruticosa L. Harras thuộc họ Nhân sâm – Araliaceac. Tác dụng của lá đinh lăng mang lại là vô cùng phong phú và hiệu quả cũng rất cao.

Cây đinh lăng là một loại cây nhỏ có phần thân nhẵn, cao khoảng 0,8 – 1m. Cây có lá kép và 3 lằn xẻ lông chim phía trên, phiến lá có nhiều răng cưa không đều nhau.

Lá đinh lăng có mùi thơm. Hoa đinh lăng mọc theo cụm có hình khuy ngắn, tạo thành nhiều tán, trong đó có nhiều hoa nhỏ. Cây đinh lăng được trồng phổ biến khắp nơi trên nhiều vùng miền ở đất nước ta.

tac dung cua la dinh lang 1
Cây đinh lăng còn được gọi là cây sâm nam dương hay cây gỏi cá - Ảnh minh họa: Internet

Cách trồng cây đinh lăng khá đơn giản. Đinh lăng có thể được trồng mới bằng thân nên chỉ cần cắt một cành rồi giâm xuống đất là cây sẽ mọc rễ và phát triển.

Người dân nông thôn còn hay trồng cây đinh lăng làm cảnh. Lá cây dùng làm rau ăn sống cũng như làm dược liệu với công dụng bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh rất phổ biến. Phần lá và củ cây đinh lăng chứa thành phần dược tính tốt cho cơ thể, được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh.

1. Phân loại cây đinh lăng

Chi đinh lăng có nhiều loài khác nhau và phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng phổ biến nhất là những loại dưới đây:

Đinh lăng lá nhỏ (còn gọi là sâm Nam Dương): là loại phổ biến nhất ở Việt Nam. Loại cây này được ưa chuộng hơn cả bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Những tác dụng của lá đinh lăng phổ biến nhất là dùng để sắc thuốc, ngâm rượu.

Lá đinh lăng làm thành bột khô sẽ giúp chữa bệnh ho, làm lợi sữa, trị kiết lỵ hoặc làm thuốc tăng lực, chữa chứng suy nhược cơ thể… Ngoài ra, lá đinh lăng chữa cao huyết áp cũng rất hiệu quả.

Đinh lăng lá to hay còn có tên gọi khác là đinh lăng ráng hay đinh lăng tẻ. Loại này có đặc điểm lá to và dày hơn nhiều lần so với đinh lăng lá nhỏ.

Đinh lăng đĩa với phần lá to tròn, dày, trên mép lá có các vết giống như hình răng cưa.

Đinh lăng lá răng: lá cây nở to và tách thành 3-4 múi. Loại cây này thường được trồng làm cây cảnh để trang trí bàn làm việc.

Đinh lăng lá tròn: lá to, dạng vỏ hến, lá có 2 màu trắng và xanh xen kẽ rất đặc sắc.

Đinh lăng lá vằn: lá có hình cánh hoa.

Đinh lăng mép lá bạc có dáng cây nhỏ, lá được viền màu bạc rất đẹp hay được trồng làm cây cảnh cây bonsai.

tac dung cua la dinh lang 2

Cây đinh lăng lá nhỏ là loại phổ biến nhất ở Việt Nam cũng là loại có công dụng chữa bệnh tốt nhất trong các loại đinh lăng - Ảnh minh họa: Internet

2. Địa điểm phân bố

Cây đinh lăng có mặt ở hầu hết các tỉnh thuộc miền núi, trung du miền Bắc Việt Nam như Yên Bái, Bắc Giang, Lào Cai… Loại cây này cũng có nhiều ở các tỉnh thuộc vùng phía Nam Trung Quốc. Lá cây sau khi được thu hoạch sẽ dùng làm thức ăn, cách ăn như rau sống.

Phần củ đinh lăng là một loại dược liệu dùng trong y học. Ngày nay, khi đã nắm được tác dụng của lá đinh lăng, ngày càng nhiều hộ dân bắt đầu trồng đinh lăng với số lượng lớn để làm nguồn cung cấp dược liệu và phát triển kinh tế địa phương.

Tìm hiểu tác dụng của lá đinh lăng qua đặc điểm cây

Đinh lăng là loại cây thuộc loại thân gỗ, lá nhỏ, cao chỉ từ 1 đến 1,5m. Lá đinh lăng là lá kép và mọc so le nhau. Mép lá đinh lăng có hình giống răng, thân lá xẻ làm 3 lần. Hoa đinh lăng thường mọc thành từng chùm ở đầu cành và có màu xanh xám.

Hoa nở vào từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, sau đó thì kết thành quả dẹt và nhỏ. Cây đinh lăng chủ yếu được trồng từ cây con. Sau 3 năm gieo trồng là có thể thu hoạch cây đinh lăng nhưng người ta thường chọn bán những cây từ 7-10 năm tuổi trở lên.

Lá đinh lăng là phần quan trọng nhất của cây vì chứa ít nhất 8 loại saponin oleanolic mới có tên gọi tương ứng lần lượt là polysciosides từ A đến H. Tác dụng của lá đinh lăng trong việc bồi bổ cơ thể, kháng độc tố, chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt nên thường được hái và ăn kèm thức ăn như một loại rau sống tốt cho sức khỏe.

Công dụng lá đinh lăng tươi còn thể hiện ở việc chống tắc tia sữa cho mẹ vừa sinh con.

Rễ cây đinh lăng cong queo và có màu vàng nhạt. Mặt ngoài rễ cây màu trắng xám có nhiều vết gấp, nhìn kỹ sẽ thấy nhiều lỗ vỏ và có vết tích của các rễ con.

Rễ cây sau khi được đào lên sẽ được rửa sạch, bỏ phần vỏ, thái lát và phơi khô. Chúng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Trong rễ cây có chứa nhiều hoạt chất, saponin, nhiều sinh tố B1 và 13 loại vitamin cũng như acid amin.

Y học cổ truyền khám phá ra tác dụng của rễ đinh lăng là giúp lợi tiểu, thông huyết mạch, tăng cường sinh lực và sức chịu đựng giúp cơ thể dẻo dai, bồi bổ khí huyết, giảm hẳn đau nhức dây thần kinh và giảm đau nhức xương khớp.

Nhiều người còn ngâm rượu rễ đinh lăng và dùng nó như một loại thuốc bổ, tăng cường tuổi thọ.

Lá đinh lăng có tác dụng gì?        

Lá đinh lăng có tác dụng gì là thắc mắc của không ít người. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của lá đinh lăng:

1. Lá đinh lăng lợi sữa, chống tắc tia sữa

Một nắm lá đinh lăng cho vào đun sôi cùng nước và chắt lấy phần nước rồi uống khi còn ấm sẽ phát huy công dụng lợi sữa tốt nhất. Nếu nước bị nguội, bạn nên hâm lại cho nóng vì uống nước lạnh sẽ không hiệu quả. Để bảo quản lá đinh lăng, bạn có thể sao vàng lá rồi hãm lấy nước chè uống dần hàng ngày.

tac dung cua la dinh lang 3
Tác dụng của lá đinh lăng trong việc chống tắc tia sữa, làm lợi sữa rất tốt - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra còn có thể dùng lá đinh lăng chữa tắc tia sữa với cách làm rất đơn giản. Với nguyên liệu chỉ gồm 30g rễ đinh lăng khô, 1 củ gừng bé, sau đó rễ đinh lăng đem rửa sạch, củ gừng đập dập rồi đem sắc với 500 ml nước, đến khi còn một nửa thì dừng lại, chia nước làm 2 lần và nên uống hết trong ngày.

2. Lá đinh lăng chữa bệnh về tiêu hóa

Tác dụng của lá đinh lăng còn thể hiện ở việc chữa các chứng về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu hay tiêu chảy. Đặc biệt lá đinh lăng còn có thể trị bệnh trĩ bằng cách sắc lá đinh lăng thành bột mịn rồi cho vào một khối dài, dùng xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ.

3. Lá đinh lăng có tác dụng điều trị bệnh thận

Cây đinh lăng còn được biết đến là loại cây có tác dụng lợi tiểu và điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận rất tốt. Uống nước lá đinh lăng mỗi ngày sẽ là một liệu trình chữa bệnh hiệu quả với người bị các vấn đề về thận vì nó giúp lọc thận hiệu quả hơn.

Bài thuốc lá đinh lăng chữa đau đầu, đau thận như sau:

Nguyên liệu: dùng lá đinh lăng và một số loại cây khác như cây xấu hổ, rau ngổ mỗi vị 40g, râu ngô, xa tiền thảo mỗi vị 20g nấu thành nước uống, có thể uống mỗi ngày thay nước.

4. Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe

200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch, để ráo rồi đem hãm như hãm lá chè, dùng uống thay nước hàng ngày sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe bồi bổ cơ thể rất tốt.

Với cách làm này các hoạt chất trong lá đinh lăng vẫn còn nguyên vẹn và không bị mất mát như khi chế biến bằng cách sấy khô. Một bình nước đinh lăng đã được hãm kỹ có thể uống từ 2-3 lần nước nên rất tiện lợi, đơn giản.

tac dung cua la dinh lang 4
Tác dụng của lá đinh lăng trong việc bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe được y học đánh giá cao - Ảnh minh họa: Internet

5. Chữa nổi mề đay, dị ứng

Lá đinh lăng tươi hay lá đinh lăng khô đem sắc lấy nước uống trong ngày và làm thế liên tục 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

6. Chữa hen suyễn lâu năm

Rễ đinh lăng và bách bộ cùng với đậu săn, rễ dâu ta rồi thêm nghệ vàng, rau cúc tần mỗi vị lấy 10g, củ xương bồ 8g, gừng khô 5g làm thành 1 thang thuốc rồi mang sắc lên, chia làm 2 lần, uống hết trong ngày chữa hen suyễn lâu năm rất tốt.

7. Chữa phong thấp

Thang thuốc bao gồm 15g đinh lăng, 10g cây cối xay, hà thủ ô, cây cỏ xước, cây huyết rồng, thiên niên kiện và 6g quế chi sắc lại thành thuốc rồi chia làm 2 lần, uống hết trong ngày sẽ giúp trị dứt chứng phong thấp.

tac dung cua la dinh lang 5
Nước nấu từ lá đinh lăng chữa phong thấp rất tốt - Ảnh minh họa: Internet

8. Chữa ho khan lâu ngày

Nguyên liệu: rễ hay lá đinh lăng cùng rau má, xa tiền thảo và lá sương xông lấy mỗi vị 20g. Mạch môn, tía tô, cam thảo mỗi vị lấy khoảng 16g. Cát cánh, trần bì, đại táo mỗi vị lấy 12g.

Mang tất cả sắc thành 1 thang thuốc chia làm 2 lần, sau đó uống hết trong ngày. Cách làm này chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh ho khan do phế nhiệt.

9. Giúp lợi tiểu

Lá cây đinh lăng cùng với xa tiền thảo, và kim tiền thảo, liên tiền thảo mỗi vị 10g nấu thành nước uống, uống thay nước giúp lợi tiểu hiệu quả, bạn không còn thấy khó chịu nhiều hay đau rát khi đi tiểu nữa.

tac dung cua la dinh lang 6
Nước sắc từ lá đinh lăng giúp lợi tiểu, mát gan - Ảnh minh họa: Internet

10. Lá đinh lăng chữa mất ngủ

Nguyên liệu làm nên bài thuốc chữa mất ngủ gồm lá đinh lăng, tang diệp 20g mỗi vị, lá vông, liên nhục 16g, tâm sen 12g mang sắc lên, chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

Trên đây là những tác dụng của lá đinh lăng cũng như một số bộ phận khác của cây mà bạn có thể tham khảo để có cách dùng vị thuốc quý này một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Thanh Giang (T.H)

Tin liên quan

Cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng hiệu quả không ngờ

Bị mất sữa, tắc tia sữa sau sinh xảy ra khá phổ biến. Để cải thiện, chị em hãy dùng...

Công dụng chữa bệnh từ lá mơ

Những hoạt chất trong lá mơ có thể chữa kiết lỵ, đau dạ dày, trị giun, ho gà, co giật,...

Nước lá vối và những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Từ lâu, nước lá vối hay nụ vối đã được biết đến như một loại nước giải khát, giúp cơ...

Lương y chia sẻ: Sự thật về việc dùng quả dứa để chữa bệnh sỏi thận

Nhiều người truyền tai nhau tác dụng chữa bệnh sỏi thận thần kỳ của quả dứa. Điều này có phải...

Cỏ mần trầu và những tác dụng chữa bệnh thần kỳ

Cỏ mần trầu là loại thực vật có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng bổ huyết, giải...

Bài thuốc trị chứng hiếm muộn ở nam giới

Chứng rối loạn cương dương, di tinh, sinh lý yếu… thuộc chứng thận dương hư trong y học cổ truyền....

Tác dụng bất ngờ của 1 loại rau thơm lên tim, não

Nghiên cứu mới từ Mỹ cho thấy ngò ta (rau mùi, ngò rí) tác động mạnh đến một cơ chế...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

15 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

15 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 6 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 6 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 10 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 10 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 15 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình