Không có bằng chứng ủng hộ quy tắc 5 giây
Theo tiến sĩ, bác sĩ nội khoa làm việc tại Mỹ, đơn giản là không có bằng chứng đáng tin cậy nào hỗ trợ quy tắc 5 giây. Cô Mandal nói rằng khi thực phẩm tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm, nó có thể nhiễm vi khuẩn có hại ngay lập tức, trong vòng chưa đầy 1 giây.
Đó là lý do tại sao cô Mandal khuyên đừng tiếc thức ăn rơi xuống đất. Nếu thực phẩm tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm, tốt nhất là loại bỏ hơn là có nguy cơ bị bệnh.
Điều gì có thể xảy ra nếu ăn thức ăn rơi trên sàn?
Các chuyên gia đều cùng ý kiến với tiến sĩ Dawson: Nếu ăn thức ăn bị rơi trên sàn thì khả năng bị bệnh là khá cao.
Cô Melissa Wasserman Baker, chuyên gia dinh dưỡng, người sáng lập Food Queries (Mỹ), nói rằng các triệu chứng của bệnh do thực phẩm gây ra có thể rất đa dạng. Tùy vào loại và số lượng vi khuẩn hiện diện, các triệu chứng có thể từ khó chịu nhẹ ở dạ dày đến tiêu chảy, nôn mửa, sốt và mất nước, theo Best Life.
Ngay cả sàn trông sạch sẽ cũng có thể gây nguy hiểm
Cô Baker cảnh báo: Sàn nhà trông sạch sẽ vẫn có thể chứa vi khuẩn có hại, đặc biệt là ở những khu vực có nhiều người qua lại hoặc nơi thường xuyên chuẩn bị hoặc tiêu thụ thực phẩm. Vi khuẩn trên sàn nhà có thể bao gồm E. coli, Salmonella và Listeria monocytogenes. Các chất gây dị ứng, mầm bệnh từ chất thải của động vật hoặc người, bụi bẩn, tóc và bụi cũng là những thủ phạm phổ biến gây ô nhiễm, theo Best Life.
Bạn có thể uống sữa quá hạn sử dụng (ngày tháng ghi trên hộp)?
Sữa sẽ vẫn tươi sau hạn sử dụng vài ngày, miễn là bạn bảo quản kịp thời và đúng cách trong tủ lạnh. Đảm bảo nhiệt độ trong đó duy trì ở mức từ 3 đến 5 độ C. Bạn cũng có thể đông lạnh sữa, nhưng hương vị và kết cấu dễ thay đổi.
Bạn có thể để thức ăn thừa trong bao lâu?
Bạn không cần phải vội vã rời khỏi bàn ăn để cất thức ăn thừa vào tủ lạnh, nhưng cũng đừng đợi quá lâu. Bảo quản chúng trong vòng 2 giờ sau khi nấu. Nếu thực phẩm đã để lâu hơn 2 tiếng ở bên ngoài, nên mạnh dạn bỏ đi.
Thực phẩm nào dưới đây gây ra nhiều trường hợp ngộ độc nhất?
Các loại thực phẩm gây ra nhiều trường hợp ngộ độc và dễ trở nặng khi ngộ độc là thịt gia cầm, sữa, rau sống, trái cây, thịt lợn, thịt bò và cá. Tình trạng ngộ độc dễ xảy ra khi ăn thực phẩm có chứa độc tố, hóa chất hay lây nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Đa số các trường hợp ngộ độc gây tổn thương đường tiêu hóa do ăn phải vi khuẩn trong thực phẩm như vi khuẩn salmonella, botulinum, e.coli, campylobacter, listeria…
Vi khuẩn và virus xâm nhập vào thực phẩm tươi sống như thế nào?
Thực phẩm tươi sống không được khử trùng vì nó có nguồn gốc từ động vật hoặc phát triển trong đất. Con người xử lý thực phẩm và có thể làm ô nhiễm nếu họ không vệ sinh sạch sẽ. Trong một số trường hợp, nhà bếp hoặc thiết bị chế biến không được vệ sinh đúng cách hay thực phẩm tiếp xúc với đồ ăn bị ô nhiễm khác cũng là nguồn lây lan vi khuẩn, virus và gây ngộ độc.
Loại thực phẩm nào sau đây có thể cắt/cạo bỏ nấm mốc và ăn?
Tốt nhất nếu thấy thực phẩm đã lên nấm mốc thì nên bỏ. Một số loại nấm mốc tạo ra và giải phóng chất độc (được gọi là độc tố nấm mốc) vào thực phẩm mà theo thời gian có thể khiến bạn bị bệnh nặng. Tuy nhiên, một số người cho rằng, với pho mát cheddar cổ điển, đắt tiền, bạn có thể tận dụng, cắt đi phần mốc và sử dụng phần không bị ảnh hưởng.
Ngộ độc thực phẩm nguy hiểm với nhóm người nào hơn?
Bất cứ ai ăn thực phẩm bị ô nhiễm, chứa mầm bệnh đều có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, ngộ độc thực phẩm nguy hiểm, dễ biến chứng ở một số nhóm người:
- Trẻ nhỏ chưa có hệ thống miễn dịch phát triển đầy đủ cho đến khi được 7 tuổi và có thể bị mất nước nhanh chóng nếu ngộ độc thực phẩm.
- Những người trên 65 tuổi vì hệ thống miễn dịch của họ đang suy giảm.
- Những người có tình trạng sức khỏe mạn tính, có hệ miễn dịch yếu như mắc bệnh ung thư, AIDS, tiểu đường, bệnh gan thận…
- Ngộ độc thực phẩm rất nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt trong trường hợp bệnh listeriosis có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Nên làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?
Người bị ngộ độc thực phẩm có thể bị tiêu chảy và nôn gây mất cân bằng chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể. Chất điện giải là các khoáng chất như natri và kali giúp cho việc giữ nhịp tim bình thường, kiểm soát lượng nước trong cơ thể. Do đó, người bệnh nên tránh thức ăn trong vài giờ để ổn định dạ dày, uống nước hoặc dung dịch điện giải, nghỉ ngơi nhiều. Bạn chỉ ăn khi cảm thấy sẵn sàng và nên ăn từng lượng nhỏ thức ăn nhạt, không chứa chất béo. Nên tránh các thực phẩm như sữa, caffein, rượu, đồ uống sủi bọt hoặc có ga, thức ăn cay nóng...