Ngày nay, mức sống được cải thiện và mọi người ngày càng chú ý đến sức khỏe hơn. Do đó, trên Internet có rất nhiều bài báo sử dụng những tuyên bố không chính xác để “hù dạo” người đọc và kiếm lượng truy cập. Ví dụ, gần đây tôi thấy một bài viết như vậy với nội dung chính là nói về một cặp vợ chồng cao tuổi đi kiểm tra phát hiện bị ung thư gan.
Theo bài viết, "sau khi tìm hiểu chi tiết, người ta phát hiện nguyên nhân thực sự là do ba loại vật phẩm hàng ngày sử dụng trong nhà bếp". Không có gì đáng ngạc nhiên khi một số người cao tuổi được chẩn đoán mắc bệnh gan, nhưng bệnh gan có liên quan đến các vật dụng nhà bếp, điều này đã thu hút nhiều người chú ý.
Chuyên gia Vân Mô Tâm
Trên thực tế, sự xuất hiện của bệnh gan do nhiều yếu tố cấu thành. Về mặt khoa học, cần phải thông qua các cuộc điều tra dịch tễ học để tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh gan, nhưng đối với một trường hợp cụ thể, rất khó để quy nó cho một nguyên nhân cụ thể. Vì vậy theo lời của bài viết rằng nguyên nhân dẫn đến bệnh gan là do vật dụng hàng ngày trong nhà bếp là không hợp lý về mặt khoa học.
Đặc biệt, trong bài viết còn nhấn mạnh "ba thứ như đũa gỗ, giẻ lau và thớt, dễ bị nấm mốc aspergillus flavus và sản sinh ra aflatoxin, nguyên nhân gây ra bệnh gan và ung thư gan” khiến cho nhiều người càng thêm hoang mang. Tuy nhiên sự thật không phải như vậy.
Trước hết, "nấm mốc" và "nấm aspergillus flavus" là hai loại khác nhau. Môi trường xung quanh chúng ta đầy vi khuẩn và nấm mốc. Ở những nơi ấm áp và ẩm ướt, nấm mốc có thể phát triển. Có nhiều loại nấm mốc khác nhau trong tự nhiên và Aspergillus flavus chỉ là một trong các loại nấm mốc. Trên thực tế, hầu hết các loại nấm mốc đều vô hại, và có nhiều loại nấm mốc hữu ích cho chúng ta - chẳng hạn như đậu phụ lên men, phô mai, nước tương, giăm bông và nhiều loại thực phẩm lên men khác, tất cả đều dựa vào nấm mốc để đạt được.
Thứ hai, không phải tất cả Aspergillus flavus đều có thể tạo ra aflatoxin. Trong họ Aspergillus flavus, chỉ những loại nào mang gen aflatoxin mới có thể tạo ra độc tố. Cuối cùng, ngay cả nấm Aspergillus flavus mang gen aflatoxin cũng cần có điều kiện thích hợp để sản sinh aflatoxin. Nói chung, ngoài nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, còn phải cần có đủ dinh dưỡng. Aspergillus flavus thích các loại thực phẩm như ngô, đậu phộng, các loại hạt và đậu nành. Đũa, giẻ hay thớt đều không có nhiều chất dinh dưỡng có sẵn có thể cung cấp đủ cho Aspergillus flavus.
Vì vậy, không thể khẳng định đũa, thớt hay giẻ lau bị mốc sẽ gây ung thư. Tuy nhiên những đồ vật bị mốc này cũng không nên sử dụng lâu dài vì có thể dẫn tới những căn bệnh khác.
Làm thế nào để giữ cho dụng cụ nhà bếp sạch sẽ?
Các dụng cụ nhà bếp bị mốc cũng chưa chắc có thể sản sinh ra aflatoxin nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể không quan tâm tới nấm mốc trên các loại dụng cụ nhà bếp. Bởi nấm mốc cũng có thể chứa vi khuẩn hoặc độc tố gây bệnh khác. Do đó, cần phải đảm bảo rằng những dụng cụ nhà bếp này luôn sạch sẽ và hợp vệ sinh. Vậy phải làm thế nào?
Bất kể đó là vi khuẩn hay nấm mốc, có ba điều kiện sinh sản, đó là các loài khuẩn, nhiệt độ và độ ẩm, cả ba đều không thể thiếu. Môi trường của chúng ta chứa đầy vi khuẩn và nấm mốc, vì vậy vi khuẩn là không thể tránh khỏi, cả vi khuẩn và nấm mốc đều có thể phát triển ở nhiệt độ phòng, vì vậy nhiệt độ không phải là vấn đề đối với chúng, điều chúng ta có thể kiểm soát là độ ẩm.
Sau khi chúng ta rửa sạch các dụng cụ nhà bếp, trên bề mặt vẫn có chứa lượng nhỏ “các loài khuẩn”. Một mặt chúng sẽ tăng lên, mặt khác nước trên dụng cụ nhà bếp không ngừng bốc hơi và làm khô. Chỉ cần nước trên bề mặt dụng cụ nhà bếp bốc hơi trước khi chúng bắt đầu hình thành thì vi khuẩn sẽ không có cách nào phát triển.
Do đó, chìa khóa để giữ cho dụng cụ nhà bếp sạch sẽ là: Sau khi rửa sạch, hãy nhớ lau khô và đặt chúng ở nơi khô ráo và thông thoáng để nước bay hơi càng sớm càng tốt. Với thói quen sử dụng tốt, tuổi thọ của các thiết bị nhà bếp sẽ dài hơn và chúng ta có thể sử dụng chúng an toàn hơn.